Thước Đo Góc

Thước đo góc là một công cụ hữu ích giúp bạn thực hiện việc đo đạc các góc một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả. Trong bài viết này của Vinachi, bạn hãy cùng tìm hiểu về các loại thước đo phổ biến, cách sử dụng và ứng dụng của chúng trong đời sống hàng ngày.

1. Thước đo góc là gì?

Thước đo góc là một dụng cụ cơ khí chuyên dụng để đo các loại góc khác nhau, thường có hình bán nguyệt hoặc hình vuông. Đơn vị đo phổ biến là độ. 

Thước được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, nhưng thường được làm từ nhựa trong suốt hoặc thép không gỉ với các vạch chia rõ ràng hoặc thang đo radian tuỳ thuộc vào hệ đo lường và mục đích sử dụng.

Đặc điểm nổi bật của thước là các vạch số được in theo hai chiều ngược nhau, giúp người dùng dễ dàng quan sát và đo đạc chính xác từ nhiều hướng. 

Tìm hiểu về sản phẩm thước đo góc
Tìm hiểu về sản phẩm thước đo góc

2. Ứng dụng chính của thước đo góc

Thước đo góc là công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng đo lường chính xác các loại góc. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến nhất:

  • Trong học tập: Đo góc, vẽ hình trong môn hình học
  • Trong xây dựng: Kiểm tra độ vuông góc của các góc, đảm bảo độ chính xác, đo góc nghiêng, độ dốc của công trình.
  • Trong cơ khí: Đo góc của các chi tiết máy, kiểm tra góc vát, góc nghiêng, góc vuông của sản phẩm cơ khí, căn chỉnh máy móc, thiết bị.
  • Trong thiết kế: vẽ các góc chính xác theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế đồ khoá, tạo hình ảnh và đối tượng có góc độ theo yêu cầu.
  • Trong đo đạc bản đồ: Đo góc bằng, góc đứng và góc thiên đỉnh để xác định vị trí, hướng,. Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính
  • Trong đời sống hàng ngày: thể thao, giao thông, nội thất, làm vườn, căn chỉnh đồ vật.
Thước được sử dụng để kiểm tra độ vuông góc, đảm bảo tính chính xác
Thước được sử dụng để kiểm tra độ vuông góc, đảm bảo tính chính xác

3. Phân loại thước đo góc trên thị trường

3.1. Theo góc đo

  • Thước đo góc 90 độ (ê ke, thước đo góc vuông): Đây là loại thước chuyên dụng có thiết kế dạng chữ L với hai cạnh vuông góc tạo thành góc 90 độ. Trên thân thước thường có vạch chia và đánh số kích thước. Thước thường được làm từ thép cứng không gỉ hoặc đá granite cao cấp, đảm bảo độ bền, khả năng chống ăn mòn và độ chính xác cao trong quá trình sử dụng. 
Thước ê ke
Thước ê ke
  • Thước đo góc 360 độ: Loại thước này có dạng hình tròn, được làm từ inox cao cấp, giúp tăng độ bền và khả năng chống ăn mòn. Trên bề mặt thước được khắc vạch chia tỉ mỉ từ 0 độ đến 360 độ, hỗ trợ đo đạc chính xác. Nhờ thiết kế toàn vòng tròn, thước cho phép đo linh hoạt ở mọi hướng, nâng cao độ chính xác và hiệu suất làm việc.
  • Thước đo góc 45 độ: Loại thước này được cấu tạo từ hai cạnh bằng thép không gỉ, tôi cứng, tạo với nhau một góc chính xác 45 độ. Nhờ độ chính xác cao và độ bền vượt trội, công cụ này giúp đảm bảo các chi tiết được căn chỉnh đứng góc, góp phần nâng cao chất lượng và độ chính xác của sản phẩm.
  • Thước đo độ thẳng (đo góc 180 độ): Thước được thiết kế dạng thanh thẳng được làm từ thép cứng hoặc đá granite cao cấp. Trên thân thường có các lỗ kỹ thuật, giúp giảm trọng lượng và hỗ trợ thực hiện thao tác dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng. 
  • Thước đo góc bán nguyệt: Loại thước này là dụng cụ đo được thiết kế theo dạng tấm inox cao cấp hình bán nguyệt với các vạch chia rõ ràng từ 0 đến 180 độ. Một số mẫu thước còn được trang bị thêm thanh điều hướng chỉ độ, giúp người dùng dễ dàng đọc và xác định kết quả đo một cách chính xác, nhanh chóng. 
  • Thước đo góc 320 độ: Đây là loại thước sở hữu dải đo rộng từ 0 đến 320 độ, phù hợp cho nhiều nhu cầu đo đạc góc khác nhau. Thước được cấu tạo từ các bộ phận chính gồm: đĩa chia độ, thanh gá, thanh đế, thanh đo cố định, núm chỉnh tinh, cùng với các núm vặn cố định để đảm bảo độ chắc chắn và chính xác trong quá trình sử dụng. 
Thước đo 320 độ
Thước đo 320 độ
  • Thước đo góc 135 độ: Thước được cấu tạo từ hai thanh thép không gỉ đã qua tôi cứng, ghép lại với nhau tạo thành góc cố định 135 độ. Thiết kế có đế rộng, giúp người dùng dễ dàng cố định và giữ thước chắc chắn trong quá trình đo đạc. Loại thước này được ứng dụng phổ biến trong cơ khí chính xác, đặc biệt dùng để kiểm tra độ chính xác của các chi tiết có góc 135°.
  • Thước đo góc 60 độ: Loại thước này được làm từ hai thanh thép không gỉ tôi cứng, kết hợp tạo thành góc cố định 60 độ, là công cụ lý tưởng để đo, kiểm tra và vẽ các góc 60 độ chính xác trong nhiều ứng dụng cơ khí và kỹ thuật.
  • Thước đo góc vạn năng: Thước cho phép đo chính xác các mẫu chi tiết nhỏ khác nhau. Kết quả đo sẽ được thể hiện rõ ràng trên vạch chia cơ khí, giúp người dùng dễ dàng kiểm tra và xác định các góc cần thiết. Thước là lựa chọn lý tưởng cho các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật, đặc biệt trong các ngành yêu cầu độ chính xác tuyệt đối.
Thước đo vạn năng
Thước đo vạn năng

3.2. Theo cách sử dụng

  • Điều chỉnh bằng tay: Thước đo điều chỉnh bằng tay là loại thước truyền thống, yêu cầu người sử dụng thực hiện các thao tác chỉnh sửa góc đo thông qua các cơ chế cơ học như xoay, vặn, hay kéo dài phần đo. 
  • Điện tử: Thước đo điện tử là loại thước hiện đại, sử dụng công nghệ điện tử để đo đạc và hiển thị kết quả một cách chính xác trên màn hình. Thước đo này thường có khả năng tự động điều chỉnh và đo góc một cách nhanh chóng, giúp giảm thiểu sai sót do yếu tố con người. Ngoài ra, thước đo điện tử thường có các tính năng hỗ trợ như cảnh báo sai số, hiển thị kết quả số.

3.3. Theo ứng dụng

  • Thước đo góc xây dựng: Đây là loại thước được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu đo đạc và kiểm tra các góc trong công trình xây dựng. Chúng thường có kích thước lớn, độ bền cao và khả năng chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt trong môi trường công trường. 
Thước dùng trong xây dựng
Thước dùng trong xây dựng
  • Thước đo góc cơ khí: Đây là loại thước được sử dụng chủ yếu trong các ngành cơ khí chính xác. Chúng được chế tạo từ các vật liệu cứng cáp như thép không gỉ hoặc nhôm, giúp đo các góc của các chi tiết máy móc, thiết bị hoặc các bộ phận trong quá trình gia công. 
  • Thước đo góc học sinh: Đây là loại thước đơn giản, dễ sử dụng và thiết kế đặc biệt cho học sinh và sinh viên trong việc học hình học. 
  • Thước đo góc trắc địa: Đây là dụng cụ đo góc chuyên dụng trong lĩnh vực đo đạc bản đồ và trắc địa, giúp đo các góc ngang, đứng và thiên đỉnh khi xác định vị trí và phương hướng của các điểm trên bề mặt trái đất. 

3.4. Theo chất liệu

  • Thước làm bằng nhựa: Loại thước này được chế tạo từ các loại nhựa cứng hoặc nhựa trong suốt, giúp dễ dàng nhìn thấy vạch chia và dễ dàng sử dụng, thường được sử dụng cho học sinh, sinh viên hoặc trong các ứng dụng không yêu cầu độ bền cao và khối lượng nhẹ.
Thước làm bằng chất liệu nhựa
Thước làm bằng chất liệu nhựa
  • Thước làm bằng kim loại (thép không gỉ, nhôm…): Kim loại là chất liệu có độ bền rất cao, chống mài mòn, chịu được các điều kiện khắc nghiệt và có khả năng chịu lực tốt. Loại thước này cũng có độ chính xác cao, giúp đo đạc các góc một cách rất chính xác và lâu dài.
  • Thước làm bằng gỗ: Loại thước này thường được sử dụng trong các công việc thủ công, hoặc trong các ngành cần kiểm tra góc mà không yêu cầu độ chính xác quá cao. Thước này có trọng lượng nhẹ, dễ sử dụng, tuy nhiên, chúng có độ bền và khả năng chống mài mòn thấp hơn so với thước làm bằng kim loại.

4. Các tiêu chí để đánh giá chất lượng thước đo góc

4.1. Tại sao phải lựa chọn đúng loại thước đo góc?

Việc lựa chọn đúng loại thước là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả công việc, độ chính xác trong đo đạc và chất lượng sản phẩm hoặc công trình. 

  • Đảm bảo độ chính xác cao: Mỗi loại thước được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể trong từng ngành nghề. Thước đo góc sẽ giúp bạn đo đạc các góc với độ chính xác tuyệt đối, giảm thiểu sai sót trong quá trình gia công, xây dựng hay kiểm tra chất lượng. 
  • Tăng hiệu quả công việc: Khi sử dụng thước phù hợp với công việc, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức. 
  • Phù hợp với yêu cầu: Mỗi ngành nghề có yêu cầu về độ bền và khả năng chịu lực khác nhau. Việc lựa chọn đúng loại thước giúp bạn đảm bảo rằng công cụ bạn sử dụng sẽ đáp ứng được yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
Lý do cần chọn đúng loại thước đo?
Lý do cần chọn đúng loại thước đo
  • Tiết kiệm chi phí: Việc chọn đúng loại thước không chỉ giúp đảm bảo độ chính xác mà còn giúp bạn tiết kiệm chi phí. Mỗi loại thước có mức giá khác nhau và việc sử dụng một thước không phù hợp có thể dẫn đến việc phải thay thế, bảo trì thường xuyên hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật, gây tốn kém chi phí. 
  • Đảm bảo an toàn: Trong các ngành công nghiệp như xây dựng, cơ khí hay trắc địa, sai sót trong việc đo đạc góc có thể dẫn đến các sự cố không mong muốn, từ lỗi kết cấu cho đến tai nạn lao động. Việc sử dụng thước chính xác giúp đảm bảo các góc đo đạt yêu cầu kỹ thuật, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn.

4.2. Tiêu chí hàng đầu để lựa chọn thước đo góc

Dưới đây là những tiêu chí quan trọng bạn cần xem xét khi chọn mua thước đo góc:

  • Độ chính xác: Thước đo góc phải đảm bảo đo đạc chính xác đến từng độ hoặc phần nhỏ hơn để tránh sai sót trong công việc. Các thước chuyên dụng trong cơ khí, xây dựng hay trắc địa yêu cầu độ chính xác cao để đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động.
  • Chất liệu: Chất liệu ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, khả năng chống mài mòn và độ chịu lực của thước. Các chất liệu phổ biến bao gồm nhựa, kim loại (thép không gỉ, nhôm), gỗ. Vì vậy, việc chọn chất liệu phù hợp giúp đảm bảo độ bền của thước và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc trong các môi trường khác nhau.
  • Mục đích sử dụng: Mỗi loại thước được thiết kế để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bạn cần xác định mục đích sử dụng của thước trước khi lựa chọn để giúp tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả chính xác trong công việc.
Tiêu chí chọn mua thước đo chất lượng
Tiêu chí chọn mua thước đo chất lượng
  • Độ bền và khả năng chịu lực: Thước đo cần có khả năng chịu được áp lực và sự mài mòn trong quá trình sử dụng. Các loại thước làm bằng kim loại như thép không gỉ hay nhôm thường có độ bền rất cao và khả năng chịu lực tốt, trong khi thước nhựa có thể dễ dàng bị hư hỏng nếu chịu tác động mạnh.
  • Kích thước và tính di động: Tùy vào công việc và môi trường làm việc, bạn cần chọn thước có kích thước phù hợp. Nếu làm việc trong không gian chật hẹp hoặc di chuyển nhiều, thước nhỏ gọn sẽ là lựa chọn tối ưu. Ngược lại, nếu công việc đòi hỏi đo các góc lớn, một chiếc thước lớn sẽ là lựa chọn thích hợp.
  • Giá thành: Giá thành cũng là yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Mặc dù thước kim loại hay các loại thước cao cấp thường có giá cao hơn, nhưng chúng lại mang đến độ bền và độ chính xác cao. Việc lựa chọn thước có giá thành hợp lý giúp bạn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công việc.

5. Các sản phẩm thước đo góc chất lượng mà Vinachi cung cấp

Vinachi cung cấp các loại thước đo góc chất lượng cao, được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích công việc khác nhau:

  • Thước ke góc vuông Duratool: Đây là một công cụ đo góc chuyên dụng dùng để kiểm tra độ vuông góc và hỗ trợ vạch dấu đường thẳng hoặc đường chéo chính xác. Sản phẩm được làm từ hợp kim nhôm cao cấp, có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn và đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. 
Thước ke góc vuông Duratool
Thước ke góc vuông Duratool
  • Thước đo góc điện tử Duratool: Là loại thước hiện đại sử dụng công nghệ điện tử để cung cấp các giá trị đo góc chính xác cao. Thước có khả năng đo góc lên đến 360 độ và hiển thị kết quả trực tiếp trên màn hình kỹ thuật số, giúp người dùng dễ dàng đọc và thao tác.Với các tính năng tiện lợi như chức năng HOLD (giữ giá trị đo), chuyển đổi đơn vị đo (D/M) và ZERO (chỉnh về 0), loại thước điện tử của Duratool mang lại sự tiện dụng và chính xác trong công việc.
Thước đo điện tử Duratool
Thước đo điện tử Duratool
  • Thước đo góc chữ T Duratool: Là công cụ chuyên dụng trong ngành mộc, nội thất và DIY, giúp đo góc, kẻ vẽ đường thẳng và kiểm tra độ vuông góc chính xác. Thước chữ T hỗ trợ đo các góc phổ biến như 30°, 45°, 60°, 75° và 90°, rất phù hợp cho nhiều ứng dụng trong chế tạo và lắp ráp.
  • Thước L thăng bằng Duratool: Là công cụ đo góc và kiểm tra độ thăng bằng của bề mặt trong một thiết kế chữ L. Sản phẩm được làm từ hợp kim nhôm bền bỉ và tích hợp ống thủy chính xác cao, giúp người dùng dễ dàng thực hiện các công việc như đo đạc, vẽ, đánh dấu.
Thước L thăng bằng Duratool
Thước L thăng bằng Duratool

6. Vinachi - Địa chỉ mua sản phẩm thước đo góc uy tín hiện nay

Vinachi tự hào là địa chỉ uy tín cung cấp các sản phẩm thước đo góc chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng trong nhiều lĩnh vực như cơ khí, xây dựng và nội thất. Với cam kết mang đến sản phẩm chính hãng, đa dạng về mẫu mã và luôn sẵn hàng, Vinachi đã và đang trở thành lựa chọn tin cậy cho nhiều thợ chuyên nghiệp và người đam mê DIY. 

Vinachi cung cấp đa dạng các sản phẩm ngành mộc chất lượng
Vinachi cung cấp đa dạng các sản phẩm ngành mộc chất lượng

Lý do nên chọn mua thước đo góc tại Vinachi:

  • Sản phẩm chính hãng: Vinachi cung cấp thước đo góc từ các thương hiệu nổi tiếng như Duratool, đảm bảo chất lượng và độ bền vượt trội.
  • Đa dạng mẫu mã: Vinachi cung cấp đa dạng các sản phẩm từ thước ke góc vuông, thước đo góc điện tử đến thước đo góc chữ T và thước L thăng bằng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng.
  • Giá cả cạnh tranh: Vinachi cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng với mức giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
  • Dịch vụ tận tâm: Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.
  • Giao hàng nhanh chóng: Vinachi sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, đảm bảo giao hàng đúng thời gian, thuận tiện cho khách hàng.

Tóm lại, thước đo góc là một công cụ không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực, từ cơ khí, xây dựng cho đến các dự án DIY. Hy vọng bài viết này của Vinachi đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để lựa chọn và sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất.

 

Xem thêm

tiktok
Youtube