Hướng dẫn cách thay đầu máy khoan đơn giản cực nhanh
Đầu máy khoan có thể bị mòn sau thời gian dài sử dụng khiến bạn cần thay thế để đảm bảo hiệu suất hoạt động. Việc nắm rõ cách thay đầu máy khoan không chỉ giúp bạn tự thực hiện tại nhà một cách dễ dàng mà còn giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết các bước thay đầu máy khoan cho từng loại máy, giúp bạn thao tác nhanh chóng và hiệu quả.
1. Dụng cụ cần chuẩn bị để thay đầu máy khoan
Trước khi thực hiện cách thay đầu máy khoan, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Búa
- Cây lục giác có đường kính tối thiểu 6mm
- Cờ lê có kích thước phù hợp với ốc trên máy khoan (thường từ 14 - 17mm)
- Tua vít tương thích với ốc trên máy
- Đầu khoan dự phòng

>>> Xem thêm: Cách sử dụng đầu kẹp máy khoan hiệu quả
2. Cách thay đầu máy khoan dễ và cực nhanh
2.1. Đầu mũi khoan kẹp nhanh
Để thực hiện cách thay đầu máy khoan trên các dòng đầy kẹp không sử dụng khoá kẹp, bạn thực hiện theo các bước sau để đảm bảo thao tác dễ dàng và chính xác:
- Bước 1: Bạn tiến hành kiểm tra bên trong đầu kẹp để xác định có vít cố định hay không. Nếu có, bạn sử dụng tua vít để tháo vít ra.

- Bước 2: Bạn dùng cây lục giác để cố định đầu khoan bên trong đầu kẹp.

- Bước 3: Để tháo đầu máy khoan, bạn bật máy khoan pin và chọn chế độ đảo chiều. Sau đó, bạn giữ chắc cần lục giác và khởi động máy với tốc độ chậm. Khi đầu khoan dần tách ra khỏi máy, bạn cần thả cò và nhấc đầu khoan ra.
- Bước 4: Lắp đầu khoan mới sau khi đã tháo đầu cũ. Đặt cây lục giác vào đầu khoan và lắp vào máy.
- Bước 5: Chuyển máy khoan về chế độ khoan và khởi động từ từ, dùng tay giữ cần lực giác để cố định đầu khoan vào máy. Cuối cùng, bạn lắp lại vít để đảm bảo đầu khoan được gắn chắc chắn.
>>> Xem thêm: 22 máy khoan pin tốt nhất, đáng mua nhất hiện nay
2.2. Đầu kẹp mũi khoan có khóa
Để thay đầu kẹp mũi khoan có khoá, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra bên trong đầu kẹp để xác định có vít cố định hay không. Nếu có, bạn cần tháo vít ra trước khi tiến hành tháo đầu khoan.
- Bước 2: Dùng cây lục giác để cố định đầu khoan trước khi tháo lắp.
- Bước 3: Bạn dùng cờ lê giữ chặt phần trục máy khoan. Sau đó, bạn dùng tay hoặc búa gõ nhẹ vào đầu cờ lê để tháo đầu khoan ra. Sau đó, bặn lắp đầu khoan mới vào vị trí kết nối, rồi sử dụng cờ lê để siết chặt phần trục khoan.

3. Khi nào cần thay đầu máy khoan?
Trong quá trình sử dụng máy khoan, các bộ phận như động cơ, cò máy, đầu khoan, vòng xoay chọn lực siết hay chổi than có thể gặp sự cố hỏng hóc. Trong đó, đầu khoan là một trong những bộ phận dễ gặp lỗi nhất. Các lỗi thường gặp bao gồm:
- Đầu khoan bị nứt vỡ
- Kẹp mũi khoan lỏng
- Đầu khoan bị kẹt, quay chậm
- Hỏng vị trí kẹp mũi khoan
Khi đầu khoan gặp sự cố, hiệu suất hoạt động của máy bị ảnh hưởng, làm giảm độ chính xác trong quá trình khoan. Vì vậy, khi phát hiện sự cố, bạn cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tiến hành sửa chữa kịp thời.

4. 6 điều cần lưu ý khi thay đầu máy khoan
Khi tiến hành cách thay đầu máy khoan, bạn cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
- Ngắt nguồn điện: Trước khi thay đầu khoan, bạn hãy đảm bảo máy khoan không còn kết nối với nguồn điện. Nếu sử dụng máy khoan điện, bạn cần rút phích cắm ra khỏi ổ điển. Với máy khoan pin, bạn cần tháo pin ra để tránh nguy cơ khởi động không mong muốn gây nguy hiểm.
- Kiểm tra loại đầu khoan: Mỗi loại máy khoan sử dụng một kiểu đầu kẹp khác nhau như Autolock, SDS hoặc đầu kẹp có khoá. Do đó, trước khi thay thế, bạn cần kiểm tra xem đầu khoan mới có tương thích với máy không để đảm bảo lắp đặt chính xác và hoạt động ổn định.
- Tháo vít cố định (nếu có): Một số dòng máy khoan có vít cố định bên trong đầu kẹp. Nếu có, bạn cần dùng tua vít thích hợp để tháo vít trước khi tiến hành thay thế đầu khoan. Việc này giúp tháo đầu khoan dễ dàng và tránh làm hỏng các bộ phận khác.

- Dùng dụng cụ phù hợp: Khi tháo lắp đầu khoan, bạn cần sử dụng đúng dụng cụ như cây lục giác để cố định trục khoan, cờ lê để siết chặt hoặc nới lỏng và tua vít để hỗ trợ khi cần. Việc sử dụng đúng công cụ giúp thao tác chính xác hơn và tránh gây hư hỏng máy khoan.
- Lắp đầu khoan chắc chắn: Sau khi thay thế, bạn cần đảm bảo đầu khoan được lắp đúng vị trí và siết chặt để tránh rung lắc khi sử dụng. Bạn hãy thử khởi động máy ở tốc độ thấp để kiểm tra độ chắc chắn của đầu khoan trước khi bắt đầu làm việc.
- Bảo trì định kỳ: Để máy khoan hoạt động ổn định và bền bỉ, bạn cần kiểm tra và vệ sinh đầu khoan thường xuyên. Bạn cần loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ bám trên đầu kẹp và tra dầu bảo dưỡng nếu cần. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng kẹt đầu khoan hoặc hao mòn nhanh chóng.
5. Hỏi đáp liên quan về thay đầu máy khoan
5.1. Đầu khoan bị kẹt thì phải làm sao?
Khi đầu khoan bị kẹt, máy có thể không giữ chặt được mũi khoan hoặc mũi khoan không thể di chuyển. Để khắc phục, bạn hãy sử dụng dầu bôi trơn giúp đầu khoan vận hành trơn tru hơn. Nếu sau khi tra dầu mà tình trạng kẹt vẫn tiếp diễn, bạn nên cân nhắc thay thế đầu khoan mới để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy.
5.2. Chọn kích thước đầu máy khoan như thế nào?
Để chọn đúng kích thước đầu máy khoan, bạn cần xem xét các yếu tố như mục đích khoan, loại vật liệu, kích thước vít hoặc nở và loại đầu cặp của máy khoan. Việc chọn sai có thể khiến mũi khoan bị kẹt, lỗ khoan không chính xác hoặc ảnh hưởng đến độ bền của vật liệu.
- Xác định loại đầu kẹp khoan: Có ba loại đầu kẹp phổ biến là đầu kẹp tự động dễ tháo lắp mũi khoan bằng tay, đầu kẹp có khóa dùng chìa vặn để cố định chắc chắn hơn và đầu kẹp SDS chuyên dùng cho khoan bê tông. Bạn cần chọn loại phù hợp để giúp việc khoan diễn ra hiệu quả hơn.
- Chọn theo kích thước kẹp của đầu khoan: Kích thước đầu khoan phổ biến gồm 6.5mm cho khoan mini, 10mm cho công việc gia đình, 13mm đa dụng nhất và 16mm trở lên cho công nghiệp. Bạn cần chọn đúng kích thước để đảm bảo mũi khoan được cố định tốt.

- Chọn theo trục gắn (chuôi) của đầu khoan: Đầu khoan có các dạng trục phổ biến như trục ren cho khoan cầm tay, trục côn cho khoan bàn và công nghiệp và trục SDS chuyên dụng cho khoan bê tông. Việc xác định đúng trục giúp lắp đặt chắc chắn và an toàn.
- Loại vật liệu cần khoan: Với gỗ và nhựa, đầu kẹp có kích thước từ 10mm đến 13mm là phù hợp. Để khoan kim loại, bạn nên dùng đầu kẹp từ 13mm trở lên. Khi khoan bê tông, bạn cần đầu SDS Plus hoặc SDS Max để đảm bảo độ bền và hiệu suất khoan.
Cách thay đầu máy khoan không phải là một công việc quá phức tạp nếu bạn nắm vững các bước và lưu ý quan trọng trong quá trình thực hiện. Việc thay thế đầu khoan đúng cách giúp duy trì hiệu suất làm việc của máy khoan và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hy vọng bài viết của Vinachi đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn dễ dàng thực hiện cách thay đầu máy khoan tại nhà một cách hiệu quả và chính xác.
Bài viết liên quan: