Chia sẻ kinh nghiệm - chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp tiết kiệm nhất!
Mở xưởng sản xuất nội thất gỗ công nghiệp cần những gì? Các khoản chi phí cần để mở xưởng gỗ công nghiệp? Mở xưởng gỗ công nghiệp cần những lưu ý gì? Chi phí mở xưởng gỗ? Mở xưởng gỗ công nghiệp sao cho tiết kiêm hợp lý nhất? Mở xưởng gỗ công nghiệp cần bao nhiêu tiền? Các máy móc cần thiết khi mở xưởng gỗ công nghiệp ?...vv
Có rất nhiều câu hỏi hay băn khoăn khi các bác quyết định mở xưởng gỗ công nghiệp. Để giúp tháo gỡ khúc mắc đó Vinachi xin chia sẻ với các bác đang có ý định mở xưởng gỗ công nghiệp những kinh nghiệm được chia sẻ bởi những chủ xưởng tài ba lâu năm trong nghề.
Các chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cần lưu ý
1. Chi phí thuê kho xưởng
-
Tùy theo vị trí , diện tích mặt bằng của kho xưởng mà giá cả chi phí thuê sẽ khác nhau. Các bác có thể đàm phán giá cả và thời gian thuê theo nhu cầu sử dụng của mình. Nhưng khi quyết định thuê kho xưởng thì nhất định các bác cần để ý những điều kiện sau đây nhé:
-
-
Xưởng cần có cổng lớn, đường xá lưu thông thuận lợi. Có khu vực đậu xe ra vào và lên xuống hàng. Để thuận tiện cho việc xuất nhập hàng hóa hay máy móc. Thường các máy móc làm gỗ công nghiệp sẽ khá to cồng kềnh và tốn diện tích.
-
Lý tưởng nhất là xưởng sản xuất có sân trước, sân sau và có mái vòm cao để thông thoáng môi trường làm việc.
-
Diện tích xưởng sản xuất gỗ công nghiệp thường 300-500m2 tùy vào quy mô sản xuất của từng chủ xưởng. Chiều ngang cỡ 10m trở lên để thuận tiện cho máy móc xe nâng có có thể di chuyển vận hàng dễ dàng.
2. Chi phí đầu tư máy móc sản xuất gỗ công nghiệp
Các loại máy móc sản xuất gỗ công nghiệp cần thiết như máy cắt gỗ CNC, máy dán cạnh , máy cắt ván gỗ công nghiệp , máy khoan lỗ CNC và một số dòng máy chế biến gỗ khác… là những dòng máy móc có giá cả khá cao rơi từ hàng trăm triệu. Nếu đầu tư máy cnc làm gỗ mới , dòng chính hãng xịn sò thì có thể lên đến hàng tỷ đồng.
Nếu các bác đang hạn hẹp về chi phí thì có thể mua lại máy cũ dùng cũng là một giải pháp tốt. Sau này ổn định và phát triển hơn có thể nâng cấp hoặc đầu tư mạnh tay hơn. Hiện Vinachi cũng có phân phối một số dòng máy CNC cần thiết cho việc sản xuất đồ gỗ , đồ nội thất công nghiệp.
3. Chi phí thuê nhân công vận hành sản xuất
Xưởng sản xuất đồ gỗ công nghiệp thường sẽ cần khoảng 10 người cho các công đoạn quan trọng như: vận hàng máy cắt : 2 thợ, công đoạn dán: 2 thợ , công đoạn máy khoan : 2 thợ. Thợ lắp hộc, lau chùi sản phẩm, quản lý kho xưởng…vv
Khoản chi phí dành cho giám đốc, kế toán, thiết kế , kinh doanh nữa…Các khoản về lương nhân công vận hành trong xưởng gỗ công nghiệp sẽ chiếm khoảng 12-15% tỷ trọng. Tùy vào quy mô vận hành và phát triển của xưởng mà các chi phí sẽ có sự giao động khác nhau.
4. Chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu .
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng trong sản xuất hiện nay là gỗ ép, gỗ công nghiệp . Ngoài ra còn các linh phụ kiện khác để phục vụ cho sản xuất như ốc vít, bản lề, keo, công cụ đo đạc. Các loại vật liệu tiêu hao cần có sự trữ như lưỡi cưa , lưỡi bào , mũi khoan , mũi cắt CNC... Nói chung khoản này cũng cần vốn không hề nhỏ.
5. Kinh phí cho phần mềm chạy máy
Hiện nay việc sản xuất gỗ công nghiệp có hiệu suất khá cao do chủ yếu sử dụng các lập trình , phần mềm , mẫu chạy tự động để sản xuất số lượng nhanh chóng chính xác nhất. Do đó chi phí cho phần này cũng khá cần thiết nếu xác định phát triển lâu dài.
6. Các chi phí bảo hiểm bảo vệ kho xưởng khác
Do xưởng sản xuất gỗ công nghiệp thường dùng nhiều loại máy móc với công suất cao nên cần phòng bị hệ thống chống cháy nổ, báo cháy. Thủ tục phòng cháy chữa cháy và bảo hiểm cho xưởng sản xuất là rất cần thiết.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm quý báu được chia sẻ bởi các chủ xưởng trong nghề lâu năm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bác những kinh nghiệm khi mở xưởng sản xuất gỗ công nghiệp hữu ích nhất. Qua đó các bác sẽ hình dung và chuẩn bị kinh phí cũng như các loại máy móc cần thiết nhất cho xưởng sản xuất của mình.