Top 7 keo dán gỗ công nghiệp chất lượng cao, giá TỐT
Keo dán gỗ công nghiệp là vật liệu không thể thiếu trong các dự án thi công và sản xuất đồ gỗ hiện đại. Với khả năng kết dính chắc chắn, bền bỉ và phù hợp với nhiều loại gỗ công nghiệp khác nhau, keo dán gỗ góp phần tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các loại keo dán dùng cho gỗ công nghiệp và cách chọn mua phù hợp trong bài viết dưới đây!
1. Keo dán gỗ công nghiệp và keo dán gỗ tự nhiên có khác nhau?
Mặc dù cả hai loại keo dán gỗ này đều có tính năng dán gỗ, nhưng keo dán gỗ công nghiệp và keo dán gỗ tự nhiên được thiết kế với công thức riêng để phù hợp với đặc tính của từng loại gỗ. Việc chọn đúng loại keo sẽ giúp tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho các sản phẩm gỗ. Có nhiều loại keo dán gỗ có thể sử dụng được cho cả gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên.
Hiện nay, trên thị trường có 3 loại dòng sản phẩm keo dán gỗ ép công nghiệp:
Keo Phenol: Đây là dòng sản phẩm được sử dụng trong quá trình làm sàn nhà, sàn của các xe container, với khả năng chịu nước siêu tốc, tuổi thọ cao.
Keo Melamine: Dòng sản phẩm này được sử dụng trong sản xuất gỗ ván ép chịu nước, các công trình nội thất xây dựng của cốp pha, gỗ ván ép MDF với chất lượng kết dính cao.
Keo UF: Dòng keo này được ứng dụng trọng sản xuất gỗ ép, gỗ ép ghép thanh, keo dán gỗ MDF, với các tiêu chuẩn phổ biến E0, E1, E2 tuỳ vào từng phân khúc sản phẩm.
>>> Xem thêm: Keo sữa là gì? Công dụng của keo sữa và phân loại chi tiết
2. Top 7 loại keo dán gỗ công nghiệp MDF chất lượng
2.1. Keo dán gỗ công nghiệp Titebond
Đây là loại keo dán gỗ công nghiệp chất lượng cao với thành phần chủ yếu là Cross-linking Polyvinyl acetate, có khả năng chống nước, bám dính mạnh, đánh bóng dễ dàng và an toàn cho sức khỏe.
Ưu điểm:
- Chống nước, chống ẩm: Với khả năng chống nước và chống ẩm tốt, loại keo này là lựa chọn lý tưởng dành để cho việc lắp đặt gỗ ngoài trời hoặc trong các môi trường ẩm ướt.
- Bám dính mạnh mẽ: Loại keo này có độ bám dính mạnh mẽ, giúp các mảnh gỗ được kết nối với nhau một cách chắc chắn và an toàn.
- Dễ đánh bóng: Sau khi keo khô hoàn toàn, bạn có thể dễ dàng đánh bóng lại bề mặt mà không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
- An toàn cho sức khỏe: Với độ pH 3.0, loại keo này an toàn cho sức khoẻ và không gây hại khi tiếp xúc.
- Thời gian sử dụng dài lâu: Loại keo này có thời gian tồn trữ lâu dài, giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc mua sắm và thay thế. Nếu được đảm bảo đúng quy cách, loại keo này có thời gian dài mà không cần phải lo lắng đến việc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho các công trình ngâm nước lâu dài: Mặc dù chống nước tốt, keo Titebond không chịu được điều kiện ngâm nước liên tục.
- Giới hạn nhiệt độ hoạt động: Yêu cầu thi công ở nhiệt độ trên 13°C để đảm bảo khả năng kết dính tối ưu.
>>> Xem thêm: So sánh keo sữa Multibond EZ1và keo Titebond
2.2. Keo dán gỗ công nghiệp Duraval
Loại keo dán gỗ này được sử dụng trong sản xuất, gắn kết các sản phẩm đồ gỗ trong xưởng mộc và sản xuất nội thất.
Ưu điểm:
- Là loại kéo một thành phần, không cần pha chế: Loại keo này chỉ cần đổ ra là có thể sử dụng ngay mà không cần phải pha chế, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Thời gian khô nhanh: Để khô sơ bộ chỉ mất từ 4 -6 tiếng, sau khoảng 18 - 24 giờ keo sẽ hoàn toàn cứng lại, tạo liên kết vững chắc, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- An toàn cho sức khỏe: Loại keo này không có mùi hắc, an toàn khi sử dụng, không gây ảnh hưởng đến da tay, hệ hô hấp, người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Độ bền cao: Loại kéo này cực kỳ bền và chắc chắn. Sản phẩm đã được thử nghiệm ngoài trời, phơi nắng, ngâm trong nước sôi 5 phút nhưng không bị bong keo.
- Dễ sử dụng và bảo quản: Loại keo này chỉ cần đổ ra và thi công trực tiếp. Sau khi sử dụng, bạn đậy nắp kín lại để giữ cho chất lượng được lâu dài.
Nhược điểm:
- Giới hạn hạn sử dụng: Loại keo này có hạn sử dụng trong vòng 1 năm kể từ ngày sản xuất nên bạn cần kiểm tra ngày hết hạn trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
2.3. Keo dán gỗ công nghiệp Epoxy
Keo Epoxy là loại keo dán gỗ chất lượng cao, trong suốt và dễ sử dụng để tạo những sản phẩm đồ mộc, đồ thủ công độc đáo.
Ưu điểm:
- Độ bám dính mạnh: Loại keo này có sự kết dính mạnh mẽ và bền bỉ.
- Chịu nhiệt, chịu nước tốt: Với nhiệt độ hoạt động từ 10 độ C đến 70 độ C, loại keo này thích ứng linh hoạt với các điều kiện môi trường khác nhau. Bên cạnh đó, loại keo này có chỉ số hấp thụ nước chỉ 0,1%, giúp duy trì tính kết dính trong môi trường ẩm ướt.
- Kháng dung môi và kháng hóa chất hiệu quả: Sản phẩm có khả năng kháng dung môi, giúp duy trì độ kết dính ngay cả khi ở trong môi trường chứa hoá chất. Vì vậy, loại keo này là một lựa chọn đáng tin cậy dành cho những ngành công nghiệp cần tính chống ăn mòn và chống hóa chất.
- Tính ổn định: Để đảm bảo tính ổn định và hiệu suất hoạt động tốt, cần bảo quản sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ từ 15 độ C đến 25 độ C.
Nhược điểm:
- Thời gian khô dài: Keo Epoxy có thời gian khô lâu hơn so với nhiều loại keo khác, đặc biệt là khi pha trộn với tỷ lệ không chính xác. Thời gian hoạt động có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại keo và nhiệt độ môi trường.
- Yêu cầu pha trộn chính xác: Keo Epoxy yêu cầu tỷ lệ pha trộn giữa hai thành phần A và B phải chính xác (thường là 2A:1B hoặc 3A:1B). Nếu tỷ lệ pha không đúng, keo có thể không cứng lại hoàn toàn, ảnh hưởng đến chất lượng kết dính.
- Khó vệ sinh khi keo khô: Sau khi keo Epoxy đã khô, việc vệ sinh hoặc loại bỏ keo dính trên bề mặt rất khó khăn, yêu cầu phải sử dụng các dung dịch chuyên dụng hoặc cơ chế cơ học.
>>> Xem thêm: Keo sữa dán gỗ: Ưu nhược điểm và báo giá chi tiết
2.4. Keo dán gỗ công nghiệp PUR
Keo Pur là loại keo dán cạnh gỗ công nghiệp được đánh giá cao nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.
Ưu điểm:
- Khả năng chống nước tuyệt vời: Keo PUR có khả năng chống thấm nước rất tốt, giúp các sản phẩm gỗ công nghiệp dán keo này có thể sử dụng ngoài trời hoặc trong môi trường ẩm ướt mà không bị hư hỏng.
- Độ bền cao: Keo PUR tạo ra các liên kết bền vững, chịu được lực tác động mạnh và khả năng chống mài mòn rất cao, phù hợp với các sản phẩm gỗ công nghiệp có yêu cầu chất lượng và độ bền lâu dài.
- Khả năng chịu nhiệt tốt: Keo PUR có khả năng chịu nhiệt cao, giúp duy trì độ bám dính tốt ngay cả khi gặp nhiệt độ cao hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột.
- Tiết kiệm thời gian thi công: So với các loại keo khác, keo PUR có thời gian khô nhanh, giúp tăng hiệu quả thi công và tiết kiệm thời gian trong quá trình sản xuất.
Nhược điểm:
- Chi phí cao: So với các loại keo thông thường khác như keo PVA hay keo Epoxy, keo PUR có giá thành cao hơn, điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất, đặc biệt trong các dự án quy mô lớn.
- Yêu cầu điều kiện thi công đặc biệt: Keo PUR yêu cầu điều kiện môi trường thi công phù hợp (nhiệt độ và độ ẩm thích hợp) để đạt hiệu quả tối ưu. Nếu thi công trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, keo có thể không phát huy được tính năng tốt nhất.
- Khó vệ sinh: Keo PUR khi khô sẽ rất khó để loại bỏ khỏi bề mặt, nếu không được vệ sinh kịp thời. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm cuối cùng.
2.5. Keo dán gỗ ép CA
Keo CA hay còn gọi là keo Cyanoacrylates, là chất kết ở dạng lỏng hoặc gel. Ở dạng lỏng, loại keo này dễ dàng xuyên qua các chi tiết nhỏ với thời gian khô nhanh. Ở dạng gel, loại keo này có độ nhớt nên ít hao hơn, dễ kiểm soát bề mặt quét keo hơn thể lỏng.
Ưu điểm:
- Khả năng kết dính mạnh mẽ: Keo CA có khả năng kết dính cực kỳ nhanh chóng và mạnh mẽ trên hầu hết các bề mặt, bao gồm cả gỗ ép, nhựa, kim loại, và thủy tinh.
- Thời gian khô nhanh: Keo dán gỗ ép CA có thời gian khô cực nhanh, chỉ trong vòng vài giây đến vài phút.
- Dễ sử dụng: Keo CA rất dễ sử dụng và không yêu cầu công cụ đặc biệt. Nó thường được đóng gói dưới dạng chai nhỏ với vòi nhựa, giúp việc áp dụng chính xác vào các khu vực nhỏ hoặc chi tiết dễ dàng hơn.
Nhược điểm:
- Dễ dàng bị khô trong không khí: Keo CA có tính chất khô rất nhanh trong không khí, vì vậy nếu không được sử dụng ngay lập tức, keo có thể khô cứng trong vòi hoặc đầu chai, làm giảm hiệu quả sử dụng của nó.
- Không phù hợp cho các ứng dụng dán gỗ lớn: Keo CA thường được sử dụng cho các mối dán nhỏ và chi tiết, nhưng không phù hợp cho các ứng dụng yêu cầu diện tích dán lớn hoặc mối dán có lực tác động mạnh, vì khả năng chịu lực của keo CA có hạn.
>>> Xem thêm: Keo AB dán gỗ 2 thành phần: Đặc điểm và hướng dẫn sử dụng
2.6. Keo dán gỗ công nghiệp Eva
Keo dán gỗ công nghiệp Eva là loại keo dán phổ biến trong ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất đồ nội thất. Keo Eva là một loại keo dán nhiệt (hot melt), có khả năng kết dính tốt, đặc biệt đối với các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC, và HDF.
Ưu điểm:
- Khả năng kết dính mạnh mẽ: Keo có khả năng kết dính tốt trên nhiều bề mặt gỗ công nghiệp, giúp tạo ra các liên kết vững chắc và bền bỉ.
- Thi công nhanh chóng: Keo có thể được sử dụng trong các quy trình sản xuất nhanh nhờ vào đặc tính khô nhanh và dễ thi công.
- Tính linh hoạt cao: Keo có tính linh hoạt và dẻo dai sau khi khô, giúp duy trì độ bám dính tốt ngay cả khi chịu tác động của lực mạnh hoặc sự thay đổi nhiệt độ.
- Chi phí hợp lý: Keo có giá thành tương đối thấp so với các loại keo khác như Epoxy hay PUR, giúp giảm chi phí sản xuất, đặc biệt là trong các công ty sản xuất quy mô lớn hoặc yêu cầu sử dụng nhiều keo.
- An toàn và thân thiện với môi trường: Keo không chứa các thành phần độc hại, không có mùi và an toàn cho sức khỏe trong quá trình sử dụng.
Nhược điểm:
- Khả năng chịu nước hạn chế: Keo không có khả năng chống nước tốt như các loại keo PU hay Epoxy.
- Khả năng chịu nhiệt thấp: Keo có khả năng chịu nhiệt hạn chế, do đó nó không phù hợp với các ứng dụng chịu nhiệt cao.
- Chỉ sử dụng trong điều kiện nhiệt độ ổn định: Keo EVA yêu cầu điều kiện thi công nhiệt độ ổn định (thường từ 180°C - 200°C) để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, keo có thể không phát huy hết tác dụng.
2.7. Keo dán gỗ công nghiệp Gorilla
Keo Gorilla là loại keo dán gỗ PVA nhập khẩu Mỹ, có thể sử dụng được ở cả môi trường trong nhà lẫn ngoài trời (nơi có mái che). Sản phẩm đạt chứng nhận ANSI/HPVA Type II - chứng nhận liên kết có khả năng chống nước đạt chuẩn quốc tế.
Ưu điểm:
- Khả năng kết dính mạnh mẽ: Keo Gorilla nổi bật với khả năng kết dính cực kỳ mạnh mẽ, tạo ra các mối dán vững chắc, đảm bảo độ bền cao cho các sản phẩm gỗ công nghiệp. Keo này có thể dán nhiều loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF và các vật liệu khác.
- Khả năng chống nước tuyệt vời: Keo dán gỗ công nghiệp Gorilla có tính năng chống nước cực kỳ tốt, giúp tạo ra các mối dán bền vững ngay cả trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với nước.
- Khô nhanh và dễ sử dụng: Keo Gorilla có thời gian khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian thi công.
- Độ bền cao và chịu lực tốt: Keo Gorilla tạo ra liên kết có độ bền rất cao, chịu được tác động mạnh và không dễ bị phá vỡ.
- Dễ dàng làm sạch: Sau khi keo khô, bạn có thể dễ dàng làm sạch các vết keo thừa bằng nước, giúp bảo vệ bề mặt gỗ và giữ cho sản phẩm hoàn thiện sạch sẽ và đẹp mắt.
Nhược điểm:
- Không phù hợp với bề mặt quá dày: Mặc dù keo Gorilla có khả năng kết dính mạnh, nhưng nó có thể không phù hợp cho các mối dán yêu cầu độ dày quá lớn. Đối với các ứng dụng dán các vật liệu dày hoặc yêu cầu bám dính lâu dài dưới lực tác động lớn, keo Gorilla có thể không đạt hiệu quả tốt nhất.
- Khó sử dụng trên bề mặt bẩn hoặc ẩm ướt: Nếu bề mặt dính bẩn hoặc có độ ẩm cao, keo có thể không kết dính chặt, ảnh hưởng đến độ bền của mối dán.
- Có mùi trong quá trình thi công: Mặc dù keo Gorilla là sản phẩm an toàn, nhưng trong quá trình thi công, keo có thể tỏa ra một số mùi nhẹ..
3. Báo giá keo dán gỗ công nghiệp cập nhật mới nhất
Sau đây là bảng báo giá một số sản phẩm keo dán gỗ công nghiệp:
4. Hướng dẫn cách chọn keo dán gỗ công nghiệp phù hợp
4.1. Loại gỗ công nghiệp
Mỗi loại gỗ công nghiệp có đặc điểm riêng, nên việc lựa chọn keo dán phù hợp là rất quan trọng.
- Đối với gỗ MDF và HDF, keo PVA như Titebond II hoặc Titebond III sẽ đảm bảo độ bám dính và dễ thi công.
- Với gỗ dán (Plywood), keo Epoxy hoặc keo Polyurethane là lựa chọn tối ưu nhờ khả năng kết dính mạnh và chống nước tốt.
- Với gỗ MFC (Melamine), nên sử dụng keo PU hoặc keo contact cement vì bề mặt trơn của gỗ đòi hỏi khả năng bám dính đặc biệt.
- Đối với gỗ ghép thanh, keo PVA hoặc keo dán nhiệt sẽ đáp ứng tốt cho các công trình nội thất trong nhà.
4.2. Mục đích sử dụng
Keo dán gỗ công nghiệp cần được lựa chọn dựa trên mục đích sử dụng cụ thể.
- Đối với nội thất trong nhà, keo PVA hoặc keo sữa là lựa chọn kinh tế, dễ thi công và đảm bảo an toàn.
- Trong các công trình ngoài trời hoặc nơi thường xuyên tiếp xúc với nước, nên chọn keo chống nước như Titebond III hoặc keo Polyurethane.
- Với các kết cấu gỗ chịu lực, keo Epoxy hoặc Polyurethane là lựa chọn đáng tin cậy nhờ khả năng chịu lực và độ bền cao.
- Đối với các dự án đồ thủ công mỹ nghệ, keo PVA khô trong suốt sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ và thuận lợi cho quá trình hoàn thiện bề mặt.
4.3. Môi trường sử dụng
Môi trường sử dụng cũng ảnh hưởng lớn đến việc chọn keo dán gỗ phù hợp.
- Trong môi trường ẩm ướt hoặc ngoài trời, keo chống nước như Titebond III, Epoxy hoặc Polyurethane sẽ đảm bảo độ bền và khả năng kết dính lâu dài.
- Với môi trường khô thoáng trong nhà, keo PVA hoặc keo sữa là giải pháp tiết kiệm và hiệu quả.
- Trong trường hợp thi công tại môi trường có nhiệt độ cao, nên ưu tiên sử dụng keo Epoxy hoặc keo nhiệt nóng chảy (Hot Melt) để đảm bảo keo không bị hư hỏng và giữ được độ kết dính tốt.
4.4. Thời gian khô của keo dán gỗ công nghiệp
Thời gian khô của keo quyết định tốc độ và hiệu quả thi công của dự án.
- Đối với keo PVA như Titebond II, thời gian khô nhanh trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng, phù hợp cho các công trình yêu cầu tiến độ.
- Keo Epoxy có thời gian khô lâu hơn từ 4-8 tiếng nhưng bù lại, khả năng kết dính của nó cực kỳ chắc chắn.
- Keo Polyurethane có thời gian khô trung bình khoảng 1-2 tiếng và thích hợp cho các dự án cần thi công nhanh.
4.5. Khả năng chịu lực, chịu nhiệt, chịu hóa chất
Một số công trình yêu cầu keo có khả năng chịu lực, chịu nhiệt và chịu hóa chất tốt. Đối với các kết cấu gỗ cần độ bền chắc cao, keo Epoxy và Polyurethane là lựa chọn hàng đầu. Khi thi công trong điều kiện nhiệt độ cao, keo nhiệt nóng chảy hoặc keo Epoxy sẽ giữ được độ bám dính ổn định mà không bị hư hỏng.
Trong môi trường tiếp xúc với hóa chất hoặc các dung môi khác, keo Epoxy sẽ phát huy hiệu quả nhờ khả năng kháng hóa chất và chống ăn mòn, giúp bảo vệ mối nối gỗ lâu dài.
4.6. Tính thẩm mỹ của keo
Tính thẩm mỹ của keo cũng là một tiêu chí quan trọng, đặc biệt với các dự án yêu cầu độ hoàn thiện cao. Keo PVA như Titebond II khi khô sẽ có màu trong suốt, giúp các mối nối không lộ rõ và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đối với các bề mặt cần đánh bóng và sơn phủ, keo Titebond II hoặc III là lựa chọn lý tưởng vì khả năng làm phẳng và dễ xử lý bề mặt sau khi khô. Với các chi tiết tinh xảo, keo nhiệt nóng chảy hoặc keo PVA sẽ giúp thi công chính xác, không bị tràn keo gây mất thẩm mỹ.
5. Mua keo dán gỗ công nghiệp ở đâu uy tín, giá tốt
Vinachi tự hào là địa chỉ cung cấp keo dán gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh hàng đầu trên thị trường. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp vật liệu và phụ kiện ngành gỗ, Vinachi mang đến các sản phẩm keo dán gỗ chính hãng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao, đáp ứng mọi nhu cầu thi công từ nội thất đến ngoại thất.
Tại Vinachi, bạn có thể tìm thấy các dòng keo nổi tiếng như Titebond II, keo Epoxy, keo Polyurethane và nhiều loại keo chuyên dụng khác, phù hợp với từng loại gỗ công nghiệp và mục đích sử dụng. Sản phẩm được cam kết rõ ràng về nguồn gốc, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Bên cạnh đó, Vinachi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu với chính sách giá tốt, chiết khấu hấp dẫn cho các đơn hàng lớn và dịch vụ tư vấn tận tình. Đến với Vinachi, bạn không chỉ nhận được sản phẩm chất lượng mà còn được hỗ trợ lựa chọn loại keo phù hợp nhất cho dự án của mình.
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách pha keo AB dán gỗ đúng cách, nhanh khô
- Keo epoxy là gì? Đặc điểm, phân loại và ứng dụng phổ biến
Việc lựa chọn keo dán gỗ công nghiệp phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng cho các sản phẩm gỗ. Với sự đa dạng về chủng loại và tính năng, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mục đích và môi trường thi công. Hy vọng bài viết của Vinachi đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để lựa chọn loại keo dán chất lượng nhất cho dự án của mình.