Hướng dẫn cách lắp tay nắm tủ đúng cách, đơn giản tại nhà
Tay nắm tủ không chỉ giúp quá trình đóng mở tủ diễn ra nhanh chóng mà còn làm nổi bật vẻ đẹp tổng thể của nội thất. Tuy nhiên, nếu lắp đặt sai cách, tay nắm có thể bị lỏng lẻo, lệch vị trí hoặc gây mất thẩm mỹ. Trong bài viết này, Vinachi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp tay nắm tủ đúng kỹ thuật, đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà.
1. Dụng cụ cần chuẩn bị để lắp tay nắm tủ
Trước khi tìm hiểu về cách lắp đặt tay nắm tủ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
- Bút, thước đo để đánh dấu vị trí cần khoan lỗ
- Máy khoan cầm tay: Bạn có thể dùng máy khoan điện hoặc máy khoan pin
- Vít kết nối: Tùy theo độ dày, mỏng của cánh cửa tủ mà bạn lựa chọn độ dài vít vặn và đường kính tương ứng với lỗ vít.
- Mũi khoan: Tùy vào chất liệu của tủ mà bạn lựa chọn mũi khoan, tránh chọn mũi khoan đường kính quá lớn sẽ khiến vít khi lắp vào lỏng lẻo.
- Máy bắn vít hoặc trục vít vặn.
- Phụ kiện tay nắm tủ phù hợp với loại tủ bạn lựa chọn.

2. Hướng dẫn cách lắp tay nắm tủ đơn giản từ A - Z
Việc lắp đặt tay nắm tủ không chỉ giúp tăng tính tiện lợi khi sử dụng mà còn góp phần nâng cao thẩm mỹ cho không gian nội thất. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách lắp tay nắm tủ.
2.1. Bước 1: Xác định vị trí lắp tay nắm tủ
Tuỳ vào từng loại tay nắm sẽ có vị trí lắp đặt khác nhau:
- Với tay nắm âm hoặc tay nắm nổi, vị trí gắn thường cách mép dưới cánh tủ khoảng từ 2,5cm đến 10cm.
- Nếu bạn sử dụng núm tay nắm, vị trí lý tưởng là cách mép cạnh cánh tủ từ 5cm đến 7cm.
Khi lắp nhiều tay nắm trên cùng một mặt tủ, bạn cần đảm bảo chúng được bố trí đồng đều để tạo sự hài hòa.
Ngoài ra, đối với mỗi loại tủ khác nhau sẽ có vị trí lắp đặt khác nhau:
- Đối với tủ bếp, tay nắm thường được lắp cách mép dưới của cánh tủ bếp trên khoảng 7–10cm và cách mép trên của cánh tủ bếp dưới khoảng 5cm.
- Đối với tủ quần áo, vị trí tay nắm thường cách mép trên từ 10–15cm, tuy nhiên bạn cũng nên cân nhắc theo chiều cao và tầm với của người sử dụng.
- Đối với các loại tủ khác như tủ trưng bày, tủ đựng tài liệu..., vị trí lắp đặt nên linh hoạt dựa trên kiểu dáng, kích thước và mục đích sử dụng của tủ.
2.2. Bước 2: Đo và đánh dấu vị trí lắp tay nắm
Bạn dùng thước đo để xác định khoảng cách giữa hai lỗ vít trên tay nắm, sau đó đánh dấu vị trí đó bằng bút lên bề mặt cánh tủ.
Khi đã đảm bảo vị trí chính xác, bạn hãy đánh dấu các điểm cần khoan lỗ thông qua lỗ bắt vít của tay nắm. Bước này bạn cần thực hiện cẩn thận để quá trình khoan và lắp đặt sau đó không bị lệch, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho tổng thể cánh tủ.
2.3. Bước 3: Khoan lỗ theo vị trí đã đánh dấu
Khi đã có dấu vị trí rõ ràng, bạn tiến hành khoan lỗ tại các điểm đã đánh dấu. Bạn cần chọn mũi khoan phù hợp với đường kính vít và chất liệu cánh tủ. Ví dụ, nếu tay nắm có lỗ vít đường kính 3mm thì nên sử dụng mũi khoan khoảng 4mm để đảm bảo vít lắp vào vừa khít mà không bị lỏng.
Tiếp đến, bạn sử dụng máy khoan cầm tay và thực hiện khoan đều tay để tránh làm xước hoặc hỏng bề mặt tủ. Sau khi hoàn tất, bạn hãy làm sạch bụi gỗ và mảnh vụn xung quanh khu vực vừa khoan.

2.4. Bước 4: Lắp tay nắm
Cuối cùng, bạn tiến hành lắp tay nắm vào vị trí đã khoan sẵn bằng cách đưa vít qua lỗ và siết chặt bằng tua vít hoặc máy bắn vít.
Sau khi lắp xong, bạn hãy kiểm tra độ chắc chắn bằng cách mở và đóng cánh tủ vài lần. Nếu cảm thấy lỏng lẻo hoặc lệch vị trí, bạn nên điều chỉnh lại ngay để đảm bảo tay nắm được lắp chính xác, chắc chắn và hài hòa với tổng thể thiết kế tủ.
3. 5 điểm cần lưu ý khi thực hiện cách lắp tay nắm tủ
3.1. Xác định và khoan đúng vị trí lắp tay nắm
Trước khi tiến hành khoan, bạn cần xác định và đánh dấu chính xác vị trí cần lắp tay nắm trên cánh tủ gỗ. Khi khoan, hãy nhấn nhẹ máy khoan trong khoảng 1–2 giây để tránh tạo áp lực quá lớn khiến lỗ khoan bị lệch hoặc khoan quá sâu, giúp bảo vệ kết cấu tủ, tránh tình trạng nứt, vỡ, đảm bảo tay nắm được lắp khít và chắc chắn.

3.2. Chọn đúng mũi khoan
Việc lựa chọn đúng loại mũi khoan là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thi công. Tùy vào chất liệu làm tủ mà bạn chọn loại mũi khoan phù hợp để tránh làm hư bề mặt tủ.
3.3. Bảo vệ bề mặt tủ trong quá trình lắp đặt
Trong quá trình khoan và lắp tay nắm, bề mặt tủ rất dễ bị trầy xước do ma sát từ thiết bị. Để hạn chế điều này, bạn nên sử dụng miếng lót hoặc khăn mềm đặt dưới vùng thi công.
3.4. Đọc kỹ hướng dẫn lắp đặt
Không phải tất cả tay nắm tủ đều có thể lắp theo phương pháp thông thường. Một số mẫu tay nắm đặc biệt, như tay nắm âm hoặc tay nắm dạng thanh dọc có kích thước riêng, sẽ đi kèm hướng dẫn lắp đặt riêng từ nhà sản xuất.
Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn kèm theo trước khi thực hiện để đảm bảo tay nắm được lắp đúng cách, không ảnh hưởng đến độ bền và thẩm mỹ tổng thể của tủ.
3.5. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ
Trước khi bắt đầu, bạn hãy trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ như kính mắt và khẩu trang. Việc này giúp bạn tránh bị bụi bay vào mắt gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn thực hiện cách lắp tay nắm tủ đúng kỹ thuật, đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ cho từng loại tủ trong không gian sống. Hy vọng với những thông tin mà Vinachi cung cấp sẽ giúp bạn có thể tự lắp tay nắm tủ tại nhà.