Cách pha chế sơn giả gỗ đúng kỹ thuật đạt chuẩn chi tiết

Sơn giả gỗ là một giải pháp hoàn hảo giúp tạo hiệu ứng vân gỗ tự nhiên trên nhiều bề mặt khác nhau như tường, sắt, gỗ công nghiệp hay bê tông. Tuy nhiên, để có được lớp sơn đẹp, lên màu chuẩn, việc nắm vững cách pha chế sơn giả gỗ là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các bước và lưu ý quan trọng khi pha chế sơn để đạt hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Súng phun sơn cầm tay chất lượng cao, mịn, giá tốt chính hãng

1. Sơn giả gỗ là gì? Lợi ích khi pha sơn giả gỗ

Sơn giả gỗ là loại sơn nước chuyên dụng, giúp tạo hiệu ứng vân gỗ trên nhiều bề mặt khác nhau như kim loại, nhựa, bê tông, tường. Với kỹ thuật thi công đặc biệt, sơn giả gỗ mang đến vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng như gỗ thật mà không cần sử dụng gỗ thật.

Tìm hiểu về sơn giả gỗ
Tìm hiểu về sơn giả gỗ

Lợi ích khi pha sơn giả gỗ:

  • Tiết kiệm chi phí: So với việc sử dụng gỗ tự nhiên, sơn giả gỗ giúp tiết kiệm chi phí mà vẫn tạo được hiệu ứng vẫn gỗ đẹp mắt.
  • Sơn được trên nhiều bề mặt khác nhau: Loại sơn này có thể sơn được trên nhiều bề mặt khác nhau như kim loại, bê tông, nhựa, tường, giúp tăng tăng tính thẩm mỹ và khả năng trang trí cho không gian nội thất và ngoại thất.
  • Độ bền cao: Sơn giả gỗ có khả năng chống thấm, chống trầy xước, chịu được tác động của thời tiết 
  • An toàn: Thành phần của sơn giả gỗ an toàn, không chứa chì, thuỷ ngân hay các hoá chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng
  • Chống thấm tốt: Bề mặt sơn có khả năng chống thấm, chống trầy xước và hạn chế bám bụi, giúp duy trì vẻ đẹp lâu dài.

>>> Xem thêm: 6 Cách tẩy sơn PU trên gỗ nhanh nhất cực hiệu quả

2. Hướng dẫn cách pha chế sơn giả gỗ đúng kỹ thuật

2.1. Cách pha chế sơn giả gỗ trên sắt

Sơn giả gỗ trên sắt là một kỹ thuật độc đáo, giúp mang đến vẻ đẹp sang trọng và tinh tế như gỗ thật cho các vật dụng bằng sắt. Sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách pha chế sơn giả gỗ trên sắt.

  • Chọn loại sơn: Để pha chế sơn bạn cần lựa chọn loại sơn chuyên dụng giả gỗ trên sắt, có độ bám dính cao, bền màu và chịu được thời tiết khắc nghiệt.
  • Pha sơn lót: Bạn tiến hành pha sơn lót giả gỗ theo tỷ lệ 4 phần sơn lót: 1 phần chất làm cứng: 0,2 phần dung môi, rồi khuấy đều hỗn hợp trong khoảng 5 phút. 
  • Pha sơn màu giả gỗ: Bạn tiến hành chọn màu sơn phù hợp với nhu cầu sử dụng và thiết kế của vật dụng. Bạn có thể pha trộn các màu sơn với nhau để tạo thành màu mong muốn.
Sơn giả gỗ trên sắt
Sơn giả gỗ trên sắt

2.2. Cách pha chế sơn giả gỗ trên tường

Sơn giả gỗ trên tường là một phương pháp trang trí độc đáo, giúp không gian trở nên sang trọng và ấm cúng như sử dụng gỗ thật. Có hai công thức pha màu phổ biến để tạo hiệu ứng giả gỗ:

  • Cách 1: Bạn tiến hành pha màu da cam với một lượng nhỏ màu xanh dương đến khi đạt được màu nâu đậm như gỗ.
  • Cách 2: Bạn tiến hành pha màu vàng và màu xanh dương theo tỷ lệ bằng nhau. Nếu thêm nhiều màu vàng, hỗn hợp sẽ sáng hơn, còn thêm nhiều màu xanh sẽ làm tối màu sơn.

Lưu ý: Bạn nên pha thử một lượng nhỏ và sơn lên một khu vực của tường để kiểm tra xem màu sắc đã phù hợp chưa. Nếu chưa đạt được màu như mong muốn, bạn có thể điều chỉnh tỷ lệ pha màu.

Cách pha sơn giả gỗ trên tường
Cách pha sơn giả gỗ trên tường

>>> Xem thêm: 9 cách làm hết mùi sơn gỗ cực nhanh và hiệu quả

2.3. Cách pha chế sơn giả gỗ trên xi măng

Sơn giả gỗ trên xi măng là một kỹ thuật trang trí độc đáo, giúp bề mặt xi măng thô ráp trở nên sống động với những vân gỗ tự nhiên. Dưới đây là quy trình chi tiết để thực hiện:

  • Chọn màu sơn: Bạn cần lựa chọn màu sơn giả gỗ phù hợp với phong cách thiết kế, phổ biến nhất là màu cánh gián, gỗ óc chó, gỗ sồi,...
  • Pha sơn lót: Bạn tiến hành pha sơn lót theo tỷ lệ 2 phần sơn lót : 1 phần chất làm cứng : 3 phần xăng. Lớp sơn này giúp che khuyết điểm và tạo độ bám cho sơn phủ.
  • Pha sơn phủ: Bạn tiến hành pha theo tỷ lệ 1 phần chất làm cứng : 5 phần xăng + tinh màu. Bạn có thể điều chỉnh lượng tinh màu để đạt được sắc độ mong muốn.
  • Pha sơn bóng: Bạn pha theo tỷ lệ 2 phần sơn bóng : 1 phần chất làm cứng + xăng, giúp bảo vệ và tạo độ bóng đẹp cho bề mặt.
Cách sơn giả gỗ trên xi măng
Cách sơn giả gỗ trên xi măng

2.4. Cách pha chế màu sơn giả gỗ trên sắt mạ kẽm

Để tạo lớp sơn bền đẹp trên sắt mạ kẽm, cần thực hiện theo hướng dẫn cách pha chế màu sơn giả gỗ như sau:

  • Chọn màu sơn: Bạn lựa chọn màu sơn giả gỗ phù hợp, có thể tham khảo bảng màu sơn trên thị trường.
  • Pha sơn lót giả gỗ: Bạn tiến hành pha theo tỷ lệ 4 phần sơn : 1 phần chất làm cứng : 0,2 phần dung môi rồi khuấy đều hỗn hợp trong khoảng 5 phút để sơn hòa quyện hoàn toàn.
  • Tạo vân gỗ: Bạn sử dụng dụng cụ chuyên dụng như cọ tạo vân, con lăn vân gỗ hoặc miếng bọt biển để tạo hiệu ứng vân gỗ tự nhiên. Có thể tham khảo các video hướng dẫn để đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
  • Sơn bóng: Sau khi sơn giả gỗ khô, bạn cần phủ một lớp sơn bóng bảo vệ để tăng độ bền và độ sáng cho bề mặt. Tỷ lệ pha sơn bóng là 2 phần sơn : 1 phần chất làm cứng : 0,1 - 0,2 phần dung môi.
Cách pha màu sơn giả gỗ trên sắt mạ kẽm
Cách pha màu sơn giả gỗ trên sắt mạ kẽm

>>> Xem thêm: 10 loại sơn chống mốc cho gỗ cực tốt, thẩm mỹ cao, giá rẻ

3. Quy trình sơn giả gỗ đạt chuẩn

Để đảm bảo màu sơn chuẩn, không xuất hiện tình trạng loang lổ hay chênh lệch đậm - nhạt trên bề mặt, cần tuân thủ đúng quy trình và kỹ thuật sơn giả gỗ như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bạn cần làm nhẵn bề mặt bằng cách bả hai lớp. Công đoạn này giúp bề mặt trở nên mịn, bóng, che phủ tốt các khuyết điểm như nứt, sần sùi hay loang lổ.

Chuẩn bị bề mặt
Chuẩn bị bề mặt
  • Bước 2: Xả nhám và sơn lót

Sau khi lớp bả khô, bạn tiến hành xả nhám để đạt độ mịn tối ưu. Sau đó, bạn dùng roller đã làm ướt hoặc khăn ẩm lau sạch bề mặt. Khi bề mặt khô hoàn toàn, tiến hành sơn lót. Lớp sơn này giúp tăng độ bám dính giữa sơn giả gỗ và vật liệu.

  • Bước 3: Sơn nền

Bạn chờ sơn lót khô hoàn toàn (khoảng 2 tiếng), sau đó sơn từ 1 - 2 lớp nền. Khi sơn lớp nền, bạn nên chọn màu đơn sắc như trắng hoặc vàng trong đó, màu vàng giúp làm nổi bật vân gỗ sau khi hoàn thiện.

Khi sơn nền bạn nên pha loãng sơn với nước theo tỷ lệ 5% nước, rồi khuấy đều sơn trước khi thi công và sơn đều tay.

  • Bước 4: Thi công sơn giả gỗ và kéo vân

Trước khi thi công, bạn cần khuấy đều sơn giả gỗ trước khi sử dụng, rồi dùng chổi mịn quét sơn lên bề mặt theo một chiều nhất định, đảm bảo quét đều tay. Ở các vị trí tiếp nối giữa hai lớp sơn, quét nhẹ và mỏng để giữ màu sắc đồng đều. Để tạo vân gỗ tự nhiên, có thể kết hợp các lớp sơn đậm - nhạt. Sơn nhiều lớp giúp màu đậm hơn, còn sơn ít lớp sẽ nhạt hơn.

Kéo vân gỗ là bước quan trọng, quyết định tính thẩm mỹ của công trình, vì vậy, tay nghề kéo vân càng tốt, vân gỗ càng tự nhiên và mềm mại. Bạn có thể sử dụng chổi sơn cùn hoặc chổi cắt ngắn lông để tạo hiệu ứng xước giống gỗ thật.

Cuối cùng, chờ sơn khô hoàn toàn để hoàn thiện bề mặt.

  • Bước 5: Sơn phủ bóng

Để bề mặt sơn bền màu, bóng mịn và tăng độ bảo vệ, bạn cần thực hiện sơn phủ bóng đúng kỹ thuật bằng cách khuấy đều sơn phủ bóng trước khi thi công rồi dùng chổi mịn quét đều tay, sơn theo một chiều nhất định để tránh vết loang. Bạn có thể sơn từ 1 - 2 lớp tùy theo mức độ bóng mong muốn.

Nếu cần độ bóng cao và bền chắc, gia chủ có thể lựa chọn sơn bóng 2K – loại sơn chuyên dụng cho xe máy, ô tô.

Sơn phủ bóng
Sơn phủ bóng
  • Bước 6: Hoàn thiện và kiểm tra lại

Bạn chờ lớp sơn khô hoàn toàn trước khi kiểm tra tổng thể. Bạn cần kiểm tra kỹ bề mặt, chỉnh sửa những khuyết điểm nếu có. Công trình được coi là hoàn thiện khi màu sắc đồng đều, chuẩn màu, bề mặt cứng, bóng mịn và không bị bong tróc.

4. Lưu ý trong quá trình pha sơn giả gỗ

Để đảm bảo lớp sơn giả gỗ đạt màu sắc chuẩn, bề mặt mịn đẹp và bền theo thời gian, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc quan trọng trong quá trình pha chế. Dưới đây là những lưu ý quan trọng trong cách pha chế sơn giả gỗ giúp bạn có được lớp sơn hoàn hảo.

  • Chọn loại sơn phù hợp: Việc chọn đúng loại sơn là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của lớp sơn giả gỗ. Bạn nên sử dụng các loại sơn chuyên dụng có độ bám dính cao, chịu được điều kiện thời tiết nếu thi công ngoài trời. Ngoài ra, sơn có độ phủ tốt và khả năng tạo vân rõ nét sẽ giúp bề mặt có hiệu ứng gỗ tự nhiên hơn.
  • Tỷ lệ pha sơn chính xác: Trong quá trình pha chế, việc tuân thủ đúng tỷ lệ giữa sơn, chất làm cứng và dung môi là rất quan trọng. Nếu pha quá đặc, sơn có thể khó thi công và tạo vân không đều, còn nếu pha quá loãng, sơn sẽ không bám chắc và dễ bong tróc. Bạn nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo lớp sơn đạt chất lượng tốt nhất.
Bảng màu sơn giả gỗ
Bảng màu sơn giả gỗ
  • Khuấy đều sơn trước trước khi sử dụng: Trước khi thi công, cần khuấy đều hỗn hợp sơn để đảm bảo màu sắc đồng nhất và tránh hiện tượng lắng cặn. Việc khuấy không đều có thể khiến lớp sơn lên màu không chuẩn, xuất hiện mảng đậm nhạt không mong muốn.
  • Kiểm tra màu sau khi pha: Trước khi sơn trên diện rộng, bạn nên pha một lượng nhỏ và thử trên một khu vực nhỏ để kiểm tra màu sắc. Nếu chưa đạt yêu cầu, bạn có thể điều chỉnh lượng tinh màu dần dần thay vì pha quá nhiều ngay từ đầu, giúp tránh lãng phí sơn và đảm bảo màu sắc đồng đều theo ý muốn.
  • Bảo quản sơn đúng cách: Sau khi pha chế, sơn cần được đậy kín nắp để tránh bay hơi dung môi, làm ảnh hưởng đến chất lượng sơn. Bạn nên bảo quản sơn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ nguyên chất lượng và màu sắc của sơn trong thời gian dài.

Việc nắm vững cách pha chế sơn giả gỗ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra lớp sơn có màu sắc chân thực, bám dính tốt và bền đẹp theo thời gian. Hy vọng với những hướng dẫn trên của Vinachi, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả trong các công trình sơn giả gỗ của mình.

Bài viết liên quan: