TẤT TẦN TẬT VỀ CƯA LỌNG VÒNG KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
Cưa lọng vòng là một trong những công cụ ứng dụng hữu ích cho các bác thợ mộc từ xẻ gỗ, cắt cong, cắt đường tròn, làm mộng dương… Cùng tìm hiểu tất tần tật về cưa lọng vòng qua bài viết sau nhé!
Máy cưa lọng là gì?
Máy cưa lọng hay còn gọi là máy cưa vanh, máy cưa sọc, máy cưa chỉ… là loại máy cắt bằng chuyển động lên xuống. Máy được sử dụng trong việc cắt rất nhiều chất liệu khác nhau trong gia đình hoặc các xưởng làm việc.
Máy cưa lọng có độ linh hoạt vô cùng cao, giúp người dùng có thể dễ dàng xử lý khối gỗ theo nhiều khía cạnh mong muốn, đổi các tư thế cắt như cắt ngang, cắt xéo, cắt dọc, cắt cạnh… 1 cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, trước khi thao tác, người thợ cần xem khối gỗ phải xử lý có độ dày bao nhiêu và thuộc loại gỗ gì, sau đó chọn lưỡi cưa phù hợp để tiến hành xử lý.
Một số loại máy cưa lọng phổ biến trên thị trường hiện nay:
Máy cưa lọng bàn
Máy cưa lọng chỉ
Máy cưa lọng đứng
Kinh nghiệm chọn lưỡi cưa lọng chuẩn nhất
Kích cỡ lưỡi
Lưỡi bản rộng luôn cho hiệu suất cao nhất trong các việc nặng như xẻ gỗ nhưng lại không phù hợp để cắt các đường cong có bán kính nhỏ.
Lưỡi hẹp ngược lại không phù hợp khi xẻ gỗ do hay gặp tình trạng vẹo lưỡi. Tuy nhiên, nó rất tốt khi chúng ta làm việc nhiều trên các đường cắt cong có bán kính nhỏ.
Việc chọn đúng kích cỡ lưỡi cưa ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc
Số răng
Số răng lưỡi cưa quyết định yếu tố tốc độ cũng như sự trơn láng của mạch cắt. Có 1 quy luật bất thành văn đó là lưỡi cưa để xẻ gỗ luôn có thông số 3TPI (số răng trên chiều dài 1 inch lưỡi (2.54cm).
Răng cắt to, số răng ít hơn cho tốc độ cắt đặc biệt nhanh. Răng nhỏ, số răng nhiều hơn cho mạch cắt mịn màng nhưng lại có xu thế làm nghẽn mạch cắt.
Hình dáng răng cưa
Hình dáng răng cưa là yếu tố quyết định mạch cắt và tuổi thọ lưỡi
Lưỡi thông dụng
Với góc cắt bằng 0 và khoảng trống giữa hai răng nhỏ, lưỡi thông dụng phù hợp để tạo ra mạch cắt mịn màng. Tuy nhiên, dùng lưỡi này cản trở rất lớn mùn cưa trên mạch cắt, không thực sự phù hợp cho công việc xẻ gỗ.
Lưỡi ngắt quãng
Thiết kế tương tự với lưỡi thông dụng nhưng lưỡi ngắt quãng lại có sự nhảy cóc ở răng kế tiếp. Điều này giúp khả năng thoát mạch rất tốt. Các lưỡi cưa đắt tiền chuyên dụng cho việc xẻ gỗ luôn ưu tiên thiết kế dạng này.
Lưỡi dạng liềm
Phần răng lưỡi cưa thiết kế móc xuống giống như cây liềm với góc cắt lớn hơn 0, khoảng trống giữa 2 răng lớn. Đây là lưỡi cắt rất linh hoạt. Phần khoảng trống giữa 2 răng dài và sâu giúp hiệu quả trong việc thoát mạch cưa nhưng lại khiến cho mạch cắt gồ ghề và thô ráp hơn.
Cách căn chỉnh cưa lọng an toàn chính xác
Lực căng lưỡi
Thông thường với các dòng cưa vòng đắt tiền, nhà sản xuất hay thiết kế một kim chỉ lực căng đối với từng loại lưỡi khác nhau. Kích thước phổ biến hay gặp từ 1/4 đến 3/4 inch. Bên cạnh đó còn sử dụng các đồng hồ đo lực căng.
Cách đơn giản và hiệu quả nhất là bóp lưỡi cưa để tính toán. Nếu căn chỉnh chuẩn khi bóp độ lệch của lưỡi so với ban đầu vào khoảng 7mm là ổn. \
Lực căng lưỡi là 1 phần không nhỏ dẫn đến tình trạng lưỡi bị lệch khi xẻ gỗ
Căn chỉnh bánh đà
Ở phía sau cưa lọng vòng luôn có một núm vặn để căn chỉnh độ nghiêng của bánh đà. Luật bất thành văn là 2 bánh đà trên dưới luôn luôn nằm trên cùng một mặt phẳng.
Bạn nên dùng quả rọi hoặc thước kẹp điện tử, ngắm bằng mắt thường sau đó vặn núm phía sau. Khi nào bánh đà có cùng góc nghiêng với bánh đà phía dưới là ổn.
Rất nhiều chiếc cưa bãi do thời gian sử dụng lâu mà phần bánh đà này bị lệch dẫn đến máy chạy không đúng hiệu năng và gây ra lỗi như đứt lưỡi, lưỡi bị lệch, mạch cắt vặn vẹo...
Căn chỉnh bánh đà sao cho 2 bánh đà luôn nằm trên cùng một mặt phẳng
Vị trí lưỡi trên bánh đà
Với các loại cưa có khổ lưỡi quá khổ thì vẫn cố gắng làm sao để lưỡi luôn ôm bánh đà đều từ cả phía bên trong và ngoài. Điều này đảm bảo được hành trình lưỡi luôn ổn định.
Luôn để lưỡi ở giữa bánh đà và ôm đều bánh đà
Điều chỉnh vòng bi tỳ và đỡ lưỡi
Mọi chiếc cưa vòng trên dưới đều được bố trí vòng bi tỳ hoặc một miếng tỳ lưỡi 2 bên và phía sau lưỡi. Vậy nên trước khi vận hành, người thợ phải căn chỉnh khoảng cách giữa bi tỳ và lưỡi sao cho hợp lý.
Việc căn chỉnh không đúng thường gây ra tình trạng lưỡi bị vặn khi xẻ khiến mạch cắt không chính xác, bản thân lưỡi cưa cũng mau nóng
Nguyên tắc là 2 vòng bi áp 2 bên trái phải của lưỡi phải căn chỉnh sao cho khoảng cách với lưỡi cưa cách nhau 1 khoảng theo độ mỏng của tờ tiền polyme. Vòng bi ngay phía sau lưỡi nên để cách lưỡi gần 2mm, làm tương tự với phần phía dưới.
Căn chỉnh vuông góc
Việc căn chỉnh vuông góc giữa lưỡi và mặt bàn là điều rất cần thiết để đảm bảo được mạch xẻ chính xác nhất, làm tương tự với cữ.
Cưa lọng vòng rất ít khi dùng đến chức năng cắt nghiêng góc giống như cưa bàn
Trên đây là tất tần tật thông tin về cưa lọng vòng vô cùng hữu ích cho anh em thợ mộc. Hy vọng anh em có thể tham khảo và áp dụng gia tăng năng suất và hiệu quả cho công việc.