Tai nạn luôn rình rập với người thợ làm nghề mộc

Vinachi Tác giả Vinachi 17/03/2021 9 phút đọc

Vẫn biết rằng nghề mộc phải đối mặt với nhiều hiểm nguy về mất an toàn lao động, thế nhưng hầu hết những người làm thợ mộc vẫn phải chấp nhận để bám nghề, giữ nghề và mưu sinh. Điều quan trọng mà họ cần làm là có những biện pháp để đảm bảo tính mạng và chú trọng hơn nữa việc nâng cao an toàn trong khi làm việc.

Tai nạn luôn rình rập 

Nghề mộc được cho rằng là một nghề có thu nhập cao để bù cho những vất vả, nhọc nhằn và những rủi ro trong lao động. Có người thợ nào đếm được mình đã phải đối mặt với biết bao tai nạn khi hành nghề? Đôi tay chai sần, chằng chịt vết thương, thậm chí, có những người cụt cả ngón tay, bàn tay, cánh tay... là cái “giá” rất đắt mà người thợ mộc phải trả. Để bám nghề, giữ nghề và mưu sinh, họ đều chấp nhận và coi đó như chuyện thường ngày.

Qua khảo sát nhiều cơ sở sản xuất hay tại các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn không ít người thợ không được trang bị bảo hộ lao động tối thiểu như: gang tay, giày tất, kính mắt, khẩu trang... khi tham gia sản xuất. Thậm chí nhiều người thợ đã được trang bị khẩu trang còn không dùng đến, bởi lý do họ cho rằng đeo bao tay, khẩu trang vướng víu, nóng nực, làm giảm hiệu suất làm việc. Dường như bụi bặm, mùn cưa và tiếng ồn đã trở thành người “bạn chí cốt” với thợ mộc. 

20210317_uBNquuqIyhtX5of8IqsAH0Gh

Máy móc hiện đại thì người lao động càng dễ đối mặt với những tai nạn

Trong nghề mộc, việc phun sơn, làm lót cũng là những khâu trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. Các chất được dùng để làm lót hay phun tạo độ bóng, màu sắc cho thành phẩm rất độc hại, thế nhưng, nhiều thợ phun vẫn chủ quan không sử dụng đồ bảo hộ hoặc nếu có cũng sơ sài.

20210317_HLDFOJyIQcoyWltXFqhtM2Pe

Nhiều thợ phun vẫn chủ quan không sử dụng đồ bảo hộ hoặc nếu có cũng sơ sài

Nghề mộc là một nghề truyền thống, cha truyền con nối nên mặt bằng sản xuất khá hẹp. Phần lớn các làng nghề, các cơ sở sản xuất đều nằm xen kẽ trong khu dân cư, các vật liệu sản xuất là đồ gỗ dễ cháy, thế nhưng, nhiều cơ sở không được trang bị các thiết bị phòng cháy, chữa cháy hay biển, bảng nội quy làm việc; không có tủ thuốc sơ cứu, cấp cứu…

Nghề mộc - Ngày càng hiện đại càng phải nâng cao an toàn lao động

Ở nước ta hiện nay, nhiều làng nghề làm mộc truyền thống hoạt động theo hình thức bán thủ công. Trong đó 60% là máy móc hỗ trợ, còn lại nhiều công đoạn phải làm thủ công như ra phôi, tạo hình, hoàn thiện sản phẩm. Anh em làm nghề vẫn luôn tự bảo ban nhau làm việc sao cho cẩn thận. Rất ít người thợ được đào tạo để sử dụng thiết bị máy móc, chủ yếu là người này chỉ người kia. Do đó, sau mỗi tại nạn họ đều truyền nhau kinh nghiệm để khắc phục.

Vẫn biết là nghề nguy hiểm, chỉ một thao tác lỗi với máy cưa, máy bào thẩm có thể gây hậu quả khôn lường. Các chủ doanh nghiệp cần thường xuyên nhắc nhở người làm phải hết sức cẩn thận, kiểm tra máy móc trước khi vận hành, tránh xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng. 

20210317_owD2yYgmRPmk9TKzjpBSjKWW

Hiện nay, trang thiết bị máy móc phát triển, để nâng cao năng suất làm việc, chạy đua với tiến độ, nhiều đơn vị đã sử dụng các loại máy móc hiện đại như máy mài lưỡi bào, máy bào cuốn, máy cắt bàn trượt, máy chà nhám để hỗ trợ công việc. Song song với đó các đơn vị cần phải cẩn trọng hơn nữa trong khâu an toàn lao động cho bản thân mình và thợ làm nghề. Bên cạnh đó, doanh nghiệp, chủ lao động nên đầu tư các đồ bảo hộ lao động cho người thợ của mình như: gang tay bảo hộ trống trơn trượt, kính chống bụi, mặt nạ phòng độc khi phun sơn, máy hút bụi... để đảm bảo vệ sinh an toàn lao động; có cơ chế hoặc tạo điều kiện cho người thợ được tham gia BHXH, BHTT. Đó cũng là biện pháp để giữ chân thợ gắn bó lâu dài với xưởng của mình.

20210317_oGEHo6Rxtvu0WnFjfaqtQex7

Nhiều đơn vị doanh nghiệp đã chú trọng đến an toàn lao động cho thợ.

Là một đơn vị phân phối các sản phẩm dụng cụ làm mộc, máy móc, thiết bị ngành mộc, Vinachi Việt Nam thống kê được lượng khách hàng mua các trang thiết bị bảo hộ lao động ngày càng lớn. Điều đó chứng tỏ hiện nay, người thợ làm nghề và nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đến an toàn vệ sinh lao động. 

Thiết nghĩ, các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn lao động cho các cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, có biện pháp để người lao động được tham gia BHXH, BHYT. Và hơn hết, bản thân người lao động phải tự trang bị đầy đủ các biện pháp làm việc an toàn; tuân thủ nghiêm yêu cầu về an toàn lao động.

 

Vinachi
Tác giả Vinachi Business

Bài viết trước Tuyển dụng nhân viên Sale Online

Tuyển dụng nhân viên Sale Online

Bài viết tiếp theo

Thông báo lịch nghỉ tháng 5 của Vinachi Việt Nam

Thông báo lịch nghỉ tháng 5 của Vinachi Việt Nam
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

0346137688
0346137688