Độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ và cách kiểm soát độ ẩm đúng chuẩn

Đồ gỗ là sản phẩm quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, gỗ lại rất nhạy cảm với môi trường, đặc biệt là độ ẩm. Vì vậy, việc hiểu rõ độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ và các phương pháp bảo quản hiệu quả là vô cùng quan trọng. Bài viết này, Vinachi sẽ cùng bạn khám phá về tiêu chuẩn độ ẩm của gỗ và những cách bảo quản để duy trì vẻ đẹp và tuổi thọ của gỗ theo thời gian.  

 

 

1. Độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ là bao nhiêu?  

 

Độ ẩm của gỗ đề cập đến hàm lượng nước so với trọng lượng của gỗ khô. Mỗi loại gỗ thường có độ ẩm khác nhau, với các dòng gỗ nhẹ và dẻo thường hấp thụ nước tốt hơn các loại gỗ cứng và nặng.  

 

 

Mỗi loại gỗ tươi đều có tiêu chuẩn độ ẩm riêng biệt. Ví dụ, độ ẩm của gỗ keo tươi dao động từ 45% đến 60%, độ ẩm của gỗ thông tươi vào khoảng 50% đến 65%, độ ẩm của gỗ nhãn từ 30% đến 40% và độ ẩm của gỗ chuối, gỗ dừa từ 65% đến 80%. Những loại gỗ nhẹ và mềm thường hấp thụ độ ẩm tốt hơn.  

 

 

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, độ ẩm của gỗ khô yêu cầu trong phòng sấy từ 8% đến 13%. Sau khi sấy và để lâu trong không khí, độ ẩm của gỗ khô dao động từ 15% đến 18%.  

 

 

Cách tính độ ẩm của gỗ sẽ tuân theo công thức sau:  

 

 

MC% = (Gs-Ggo) / Ggo × 100%  

 

 

Trong đó:  

 

 

MC%:  Độ ẩm tuyệt đối của gỗ.

 

Gs:  Trọng lượng của gỗ ướt.

 

Ggo:  Trọng lượng gỗ đã sấy khô.

20240727_uROMqveL.jpg

Độ ẩm của gỗ khô dao động từ 15% đến 18% sau khi sấy

 

 

 

2. Độ ẩm ảnh hưởng tới gỗ như thế nào?  

 

Độ ẩm được coi là “kẻ thù” của gỗ. Nếu gỗ có độ ẩm vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ra những ảnh hưởng sau:  

 

 

Phá vỡ kết cấu của gỗ: Khi độ ẩm vượt quá mức tiêu chuẩn của gỗ, nó sẽ tiếp tục hấp thụ nước và nở ra, gây ra tình trạng cong vênh và nứt, đặc biệt là khi môi trường có sự thay đổi đột ngột về độ ẩm. Ngược lại, khi độ ẩm giảm, gỗ sẽ mất nước và co lại, dẫn đến biến dạng và thậm chí bể vỡ.

 

Làm xấu bề mặt gỗ: Sự thay đổi về độ ẩm của gỗ có thể làm lớp sơn bong tróc, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm, đồ nội thất.

 

Ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm: Độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc và mối mọt. Nấm mốc tấn công gỗ làm suy yếu kết cấu và khiến gỗ mục nát, trong khi mối mọt ăn mòn gỗ, làm giảm độ bền và tuổi thọ của gỗ.

 

Làm mất tính thẩm mỹ: Khi gỗ bị cong vênh, co rút, nứt nẻ, mục nát, nấm mốc hoặc mối mọt, vẻ đẹp tự nhiên của gỗ sẽ bị xấu đi.

20240727_YcJHPfHT.jpg

Độ ẩm quá mức khiến gỗ bị mốc

 

 

 

3. Hướng dẫn đo độ ẩm gỗ nhanh chóng nhất  

 

3.1. Dùng máy đo độ ẩm gỗ  

 

Sử dụng máy đo độ ẩm gỗ là phương pháp nhanh chóng và chính xác. Thiết bị này sử dụng cảm biến để đo lượng nước bên trong gỗ và hiển thị kết quả trên màn hình. Bạn chỉ cần đưa cảm biến vào gỗ để đo độ ẩm từ bên trong, và máy cung cấp kết quả nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, máy đo độ ẩm hiện đại còn có khả năng đo từ bề mặt hoặc sâu bên trong gỗ mà không gây phá hủy.  

20240727_uxaoTnvJ.jpg

Đo độ ẩm gỗ bằng máy đo độ ẩm chuyên dụng

 

 

 

3.2. Áp dụng phương pháp sấy  

 

Bạn có thể sử dụng cân sấy ẩm hoặc lò sấy và đặt mẫu gỗ vào buồng sấy với nhiệt độ cố định. Khi mẫu đạt đến trạng thái cân bằng với môi trường sấy, bạn đo trọng lượng của mẫu và tính toán độ ẩm bằng cách so sánh với trọng lượng ban đầu.  

20240727_bjeYzJI9.jpg

Đo độ ẩm gỗ bằng cân sấy ẩm

 

 

 

4. Cách kiểm soát độ ẩm gỗ chuẩn nhất  

 

4.1. Để gỗ ở nơi khô ráo  

 

Môi trường ẩm ướt là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng nấm mốc và mối mọt trên đồ nội thất bằng gỗ. Vì vậy, việc đặt đồ gỗ ở nơi khô ráo, thoáng mát là một trong những biện pháp hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.  

 

 

Một mẹo nhỏ dành cho bạn là đặt các vật dụng bằng gỗ cách tường từ 1 đến 2 cm. Trong mùa mưa, tường nhà thường bị nước mưa thấm vào, vì vậy việc để chúng quá gần có thể dẫn đến môi trường ẩm ướt, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đồ nội thất.  

 

 

4.2. Lau gỗ thường xuyên  

 

Khi độ ẩm gỗ quá cao, bàn hoặc ghế gỗ có thể phồng rộp, biến dạng và nứt nẻ. Hơn nữa, môi trường ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây mục nát gỗ. Vì vậy, hãy thường xuyên làm sạch và giữ cho đồ gỗ luôn khô ráo, thoáng mát.  

20240727_A6PIJF6e.jpg

Thường xuyên lau chùi và giữ cho đồ gỗ luôn khô ráo

 

 

 

4.3. Dùng túi hút ẩm cho gỗ  

 

Túi hút ẩm cũng là một biện pháp hiệu quả trong việc bảo quản đồ gỗ nội thất, đặc biệt là trong những ngày trời nồm ẩm. Các túi hút ẩm nhỏ nhưng có khả năng ngăn ngừa sự đọng hơi nước trên bề mặt gỗ, giúp giảm đáng kể tình trạng ẩm mốc.  

 

 

Ngoài ra, để tăng cường hiệu quả bảo vệ cho đồ gỗ nội thất, bạn có thể thoa một lớp dầu hạch đào lên bề mặt bên ngoài của gỗ. Loại dầu này được chiết xuất từ quả óc chó, có tác dụng chống nấm mốc và bảo vệ đồ nội thất vô cùng hiệu quả.  

 

 

4.4. Dùng máy hút ẩm  

 

Một phương pháp khác để bảo vệ đồ gỗ là sử dụng máy hút ẩm. Với khả năng điều chỉnh độ ẩm theo yêu cầu một cách nhanh chóng, máy hút ẩm trở thành lựa chọn hàng đầu trong việc ngăn ngừa ẩm mốc cho cả gia đình và các cơ sở sản xuất.  

 

 

Trên đây là những thông tin chi tiết về độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ và cách kiểm soát độ ẩm đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo. Bạn hãy lưu ý lại những thông tin trên để bảo quản tốt nhất cho nội thất gỗ của mình.