Dị ứng sơn gỗ bụi sơn, biểu hiện và cách chữa

Vinachi Tác giả Vinachi 26/08/2022 9 phút đọc

Thành phần hóa chất có trong sơn

Sơn gỗ hay sơn công nghiệp là loại một dạng hóa chất đặc biệt, trong sơn có nhiều thành phần hóa học khác nhau.  Các chất  vô cơ, hữu cơ như: các chất polyme, nhựa alkyd, nhựa epoxy, nhựa vinyl, nhựa acrylic, nhựa PU, Butyl acetate, toluene, xylene, Methanol, Ethyl acetate, Butyl Cellosolve, các chất fe, Cr, Zn, các loại oxyt… Các thành phần này rất có hại cho đường hô hấp của cả con người và động vật nuôi. 

thanh phan hoa chat trong son


Khi sơn phát tán trong không khí có thể gây dị ứng , ngộ độc cho ta thông qua đường hít thở mà vào sâu trong các tiểu phế quản, phế nang. Nếu hít phải, những hạt sơn có kích thước lớn sẽ bị giữ lại ở mũi, các hạt sơn vô cùng nhỏ bé sẽ đi vào sâu trong phế quản, tiểu phế quản rất nguy hiểm. Chúng có thể kích ứng các phế quản, tiểu phế gây co thắt, gây phản ứng  viêm hay tăng tiết đàm nhớt. Các phần tử sơn  khuếch tán thấm nhập vào phế nang có thể làm tổn thương phế nang gây ra sự cản trở trao đổi khí… Từ  đó gây ra  ho, khó thở cho người hít phải. Nếu tình trạng này kéo dài, người nhiễm có thể bị viêm phế quản, viêm phổi…

Sự độc hại của sơn công nghiệp 

Các loại sơn công nghiệp hiện nay  đều sử dụng hóa chất, dung môi dễ bay hơi. Phun sơn PU công nghiệp có hay lăn quét sơn tường...sự độc hại thường không biểu hiện ngay tức thời mà tích tụ lâu dần. Trừ những người có cơ địa dị ứng mạnh thì có dấu hiệu phản ứng tức thời. Nếu bị nặng còn có thể hấp thụ qua da, đường hô hấp gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy khi làm việc , tiếp xúc với các loại sơn này chúng ta rất dễ bị nhiễm độc hay bị dị ứng sơn gỗ, bụi sơn
Tuy vậy nhưng hiện nay vẫn có không ít các bác thợ không tuân thủ bảo hộ lao động trong việc phun sơn thi công công trình.
Khi hành nghề, bạn phải lưu ý mang dụng cụ bảo hộ đúng quy cách: khẩu trang, kính bảo vệ mắt, quần áo lao động, đứng ở nơi đầu ngọn gió, tạo sự thông thoáng khu vực làm việc... và nhớ khám sức khỏe định kỳ.

doc hai son cong nghiep

Biểu hiện dị ứng sơn gỗ điển hình

Anh T 27 tuổi, đang làm việc tại một xưởng làm gỗ. Trong quá trình làm đặc biệt khi phun sơn lên gỗ, mùi sơn khiến anh cảm thấy khó chịu từ cổ họng xuống phổi. Khi có mùi sơn anh thường ho nhiều, cảm thấy hơi khó thở. Đặc biệt khi sơn anh lại không đeo khẩu trang hay mặc quần áo bảo hộ gì cả. Rõ ràng đây lại triệu chứng  bị dị ứng với mùi sơn.

Cách chữa , phòng tránh dị ứng sơn gỗ , bụi sơn

Cách tốt nhất để phòng tránh hay chữa trị dị ứng sơn gỗ là tránh tiếp xúc với yếu tố kích thích dị ứng mà ở đây là mùi sơn. 
Một số người bị dị ứng nhẹ có thể vài lần đầu rồi sau quen dần nhưng một số khác thì mãi không thể quen được. Nếu có thể bạn hãy luân chuyển phòng công tác, tạm lánh hoặc thay đổi công việc khác…

Nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có sơn gỗ thì bạn có thể giảm tiếp xúc với mùi sơn bằng cách đeo khẩu trang loại tốt, khẩu trang chống độc…Khẩu trang khi phun hay quét sơn không nên dùng loại thông thường mà cần dùng loại chuyên dụng chống bụi mịn và các hóa chất như thủy ngân , chì , các dung môi hữu cơ. 

phong tranh di ung son go, bui son

- Ngoài ra bạn nên đeo găng tay , mặc quần áo bảo hộ, đeo kính để giảm nguy cơ tiếp xúc đến da hay niêm mạc.

- Nên chọn mua các loại súng phun sơn chính hãng chất giảm thiểu rủi ro tai nạn, hỏng hóc. 

- Chọn mua các dòng sơn của các hãng sản xuất uy tín.

- Lưu ý việc xức dầu lên mũi làm giảm cảm nhận mùi sơn nhưng sẽ không hiệu quả. Vì khí sơn vẫn theo đường hít thở mà  bay thẳng vào phổi gây kích ứng.

- Làm sạch bụi sơn trong không khí sau khi phun, lăn bằng các thiết bị chuyên dụng như thiết bị hút sơn dạng màng lọc .

- Bạn cũng có thể uống viên chống dị ứng bụi sơn khi cần phải tiếp xúc với mùi sơn, dùng thuốc giải độc gan , phổi hoặc dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Curcumin bảo vệ cơ thể từ bên trong

Qua bài viết này hi vọng các bác nhận thức được mức độ độc hại của sơn công nghiệp. Từ đó nâng cao ý thức phòng hộ bảo vệ chính bản thân mình khi phải tiếp xúc với môi trường có sơn công nghiệp. 

 

Vinachi
Tác giả Vinachi Admin
Bài viết trước Bàn làm mộc DIY - tổng hợp các mẫu bàn thao tác thông dụng

Bàn làm mộc DIY - tổng hợp các mẫu bàn thao tác thông dụng

Bài viết tiếp theo

Điểm danh các loại máy dán cạnh phổ biến nhất hiện nay

Điểm danh các loại máy dán cạnh phổ biến nhất hiện nay
Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Bài viết liên quan

Thông báo

0346137688