3 tai nạn thường gặp và 5 điều cần tránh khi sử dụng máy cưa gỗ
Trong công việc sản xuất và chế biến gỗ thì máy cưa gỗ cầm tay là một trong các sản phẩm hỗ trợ đắc lực cho người thợ. Nhờ có sự tác động của máy đã giúp hiệu quả sản xuất được tăng lên, nâng cao giá trị của thành phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, sử dụng máy cưa gỗ không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng đến người lao động và cơ sở sản xuất. Để đảm bảo an toàn cùng như thúc đẩy tiến trình sản xuất, bài viết này sẽ chia sẻ đến người dùng những lưu ý nhỏ khi sử dụng loại máy này.
3 tai nạn thường gặp khi sử dụng máy cưa gỗ
Văng bắn: Khi sử dụng máy cưa gỗ cầm tay, việc đầu tiên cần lưu ý chính là kiểm tra máy xem lưỡi cưa đã được lắp chắc chắn chưa. Bởi khi khởi động máy để sử dụng máy sẽ chạy với công suất lớn, số vòng quay cao nếu không được lắp chặt thì lưỡi cưa rất dễ bị văng ra gây nguy hiểm cho bản thân bạn. Không chỉ vậy, khi gia công bạn cũng cần kiểm tra kẹp phôi, đảm bảo kẹp phôi đã kẹp chắc chắn vật liệu để gia công tránh việc gia công văng vào bạn và người xung quanh.
Nhiều tai nạn xảy ra đối với người làm mộc
Nhiễm độc, bụi cơ học và bụi công nghiệp: Khi cưa cắt vật liệu thường tạo ra bụi cơ học. Tùy vào từng vật liệu mà tính chất nguy hiểm của các bụi này khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều gây tổn thương cơ học đối với người sử dụng nếu không có biện pháp bảo vệ. Đây được xem là tai bạn phổ biến nhất đối với người thợ mộc.
Điện giật: Nguyên nhân là do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao điện, ổ cắm điện.
Nhiễm độc và bụi công nghiệp: tốc độ quay của máy cưa cầm tay là rất nhanh, có thể đạt đến hơn 50m/s, khi đó sẽ phát sinh ra rất nhiều bụi kim loại hoặc bụi đá. Điều này gây nguy hiểm trực tiếp cho mắt và hệ hô hấp. Chất độc công nghiệp phát sinh từ kim loại thông qua quá trình thao tác, tiếp xúc.
Sản xuất và chế biến gỗ là môi trường ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe con người
5 Điều cần tránh khi sử dụng máy cưa
Không được sử dụng máy cắt gỗ để cắt sắt: Một trong những điều mà người lao động thường hay lầm tưởng nhất đó chính là sử dụng các máy cưa gỗ cầm tay cho việc để cắt sắt bởi mức công suất của chúng gần giống hệt nhau. Đây là một sai lầm, bởi lẽ các dòng thiết bị thường được tích hợp cho mình loại lưỡi cắt chuyên dụng để có thể tiến hành trơn tru các thao tác cưa cắt và hạn chế gây ra các vết hư xước không đáng có trên bề mặt của gỗ, trong khi đó để có thể cắt sắt thì bạn bắt buộc phải sử dụng các loại máy được trang bị đĩa mài từ chất liệu cứng cáp hơn - 2 yếu tố hoàn toàn khác biệt.
Quên tắt nguồn điện khi không sử dụng: Cũng giống như bao loại thiết bị điện khác, khi không cần sử dụng đến máy cưa tay hoặc mỗi khi kết thúc 1 phiên làm việc thì bạn cần nên tắt động cơ của máy cũng như toàn bộ nguồn điện liên quan. Nếu sử dụng máy dùng điện trực tiếp thì nên ngắt nguồn điện còn nếu bạn sử dụng các loại máy cưa gỗ cầm tay mini thì tốt nhất nên tắc công tác của máy sau khi làm việc. Như thế vừa có thể tránh được các rủi ro cháy nổ do động cơ hoạt động trong thời gian dài vừa tiết kiệm được một phần chi phí vận hành đáng kể.
Tiếp xúc trực tiếp với gỗ: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình tiếp xúc gỗ của người làm mộc. Một số người thợ thường làm việc trực tiếp mà không có bất kỳ thiết bị bảo hộ chuyên dụng nào. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cũng như thiếu an toàn lao động. Nếu bạn không muốn điều này xảy ra thì hãy chú ý sử dụng đồ bảo hộ chuyên cho từng công việc. Sử dụng những thiết bị ngăn ngừa tiếp xúc trước khi làm việc như kính bảo hộ, khẩu trang trong quá trình làm việc.
Vật cản xuất hiện trên bề mặt: Khi sử dụng máy cưa tay bị vướng vào các đầu vít, mấu lồi có trên mặt gỗ có thể khiến người sử dụng bị chấn thương. Để tránh trường hợp này xảy ra, hãy đảm bảo bề mặt gỗ bạn chuẩn bị bào không có bất cứ vật cản nào. Nếu có xuất hiện những vật cản đó thì bạn hãy chú ý cẩn thận khi làm việc, không nên chủ quan mà gây ra những thương tích không đáng có. Ngoài ra, bạn không nên chỉ sử dụng găng tay khi làm việc mà nên dùng thiết bị phụ trợ (tay đẩy) để tránh trượt tay vào máy.
Môi trường làm việc ẩm thấp, nhiệt độ quá cao, máy bẩn: Sự cố cháy nổ rất nguy hiểm cho người sử dụng và những người xung quanh. Nguyên nhân dẫn đến sự cố này có thể do dăm bào, mạt gỗ gây ẩm mạch điện, rò điện. Khi có tia lửa điện cộng hưởng với dăm bào dễ gây cháy nổ. Để không xảy ra những sự cố nguy hiểm như cháy nổ này, bạn cần đảm bảo mạch điện ổn định, không bị ẩm hay rò điện ra ngoài khi sử dụng. Đảm bảo cho mạch điện được như vậy bạn nên thường xuyên vệ sinh máy móc thiết bị, dọn dẹp nơi làm việc, bảo quản máy đúng cách.
Môi trường làm việc, nhiều xưởng sản xuất gỗ còn trật hẹp, ẩm thấp
Để có được một quy trình làm việc hiệu quả và đảm bảo an toàn với các loại máy cưa tay thì bạn không nên bỏ qua những lưu ý trên đây. Hy vọng bài viết sẽ có thể trang bị cho bạn những kiến thức cần thiết khi sử dụng loại thiết bị này.