NGÀNH GỖ CÓ ĐẠT CHỈ TIÊU 16,5 TỶ USD ĐẾN CUỐI NĂM 2O22?
Theo ông Nguyễn Chánh Phương - phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA), DN ngành nội thất Việt Nam hiện đã kín đơn hàng cho đến quý 3, thậm chí là hết năm 2022. Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 3,94 tỉ USD, giữ được mức tăng trưởng 3% so với năm 2021.
Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỉ USD/tháng thì kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỉ USD cuối năm 2022 hoàn toàn khả thi.
Sản xuất gỗ đã tìm lại tăng trưởng
Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 5/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu (gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ công nghiệp, dăm gỗ) đạt 0,53 tỷ USD, tăng mạnh so với tháng 5/2021; xuất khẩu đồ gỗ ước đạt 1,02 tỷ USD, giảm 8,9% so với tháng 5/2021.
“Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị chưa có hồi kết, cùng với tình hình dịch bệnh khó lường, ngành gỗ vẫn duy trì đà tốc độ tăng trưởng khả quan. Điều này cho thấy sự điều hành thống nhất, linh hoạt, đúng hướng của Chính phủ, các bộ ban ngành và Hiệp hội. Các doanh nghiệp (DN) ngành gỗ đã biến thách thức thành cơ hội, khả năng chống chịu của các doanh nghiệp, tính linh hoạt, tìm tòi, sáng tạo của các doanh nghiệp”, VIFOREST nhận định.
Đồ gỗ đang thoát qua những ngày khó khăn
Trong tháng 3, mức tăng trưởng có dấu hiệu giảm nhẹ nhưng vẫn là con số cao so với thời điểm 2020.
Nếu giữ được bình quân kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,5 tỉ USD/tháng thì kế hoạch đặt ra của ngành gỗ là khoảng 16,5 tỉ USD cuối năm 2022 hoàn toàn khả thi.
Về triển vọng thị trường ngành gỗ toàn cầu, theo Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL), ước tính thị trường đồ gỗ trên thế giới năm 2021 đã vượt 500 tỷ USD, đây là sự phục hồi mạnh, chủ yếu là do đóng góp lớn từ châu Âu và châu Á.
“Triển vọng thị trường gỗ cho năm 2022 và 2023 là thuận lợi, nhưng không chắc chắn do các hạn chế từ nguồn cung và các vấn đề vận tải. Phần lớn nguồn cung đồ gỗ nội thất là từ Trung Quốc, Việt Nam, Ba Lan, Đức, Italia, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Hà Lan”, CSIL nhận định.
Cũng theo CSIL, trong thời gian giãn cách xã hội phòng chống dịch Covid-19 vừa qua, thị trường đồ nội thất văn phòng là bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng từ năm 2022 trở đi, tiêu thụ đồ gỗ nội thất văn phòng sẽ phục hồi nhanh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%/năm trong giai đoạn 2022 – 2030. Cùng với đó, sự phát triển cơ sở hạ tầng đang diễn ra sôi động góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với đồ nội thất trong khu dân cư và thương mại.
Ngành gỗ - các doanh nghiệp phải thoát khỏi “vỏ” gia công
Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu khả quan, song hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam còn đối mặt nhiều thách thức.
Cụ thể, nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng thương mại, địa chính trị; giá cước vận tải ở mức cao; giá hàng hóa, nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu là đầu vào của sản xuất dự báo tiếp tục tăng, đặc biệt là vấn đề hàng trôi nổi, giá rẻ, kém chất lượng, khiến uy tín của doanh nghiệp, chủ xưởng đi xuống. Điển hình là vụ kiện tủ gỗ.
Do đó, hãy khoan nói đến chuyện bước ra thị trường Quốc tế mà phải chú tâm vào nội lực trong nhà. Để hoàn thành mục tiêu Chính phủ "giao" cho ngành gỗ con số 20 tỷ USD doanh số xuất khẩu năm 2025, chúng ta cần giải quyết bài toán không chỉ từ lực lượng lao động, vốn mà còn cả tư duy sâu, tầm nhìn thoát khỏi "chiếc áo" gia công. Định hướng phát triển cùng lúc nhiều giá trị từ sản xuất, thiết kế, thương mại đến thương hiệu.
Chú trọng phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm
Việc làm cấp thiết hiện nay là các DN, chủ xưởng sản xuất hay các đơn vị sản xuất đồ gỗ nhỏ lẻ cần nghĩ đến việc kinh doanh lâu dài, sản phẩm có thiết kế, xây dựng hệ thống phân phối, thương hiệu riêng. Chủ động chọn cho mình công nghệ, thiết bị dụng cụ, quy mô, dây chuyền sản xuất, nâng cao tay nghề và chất lượng sản phẩm. Sự chủ động nâng cao giá trị này sẽ thúc đẩy sự tồn tại sống còn đặc biệt trong thương chiến Mỹ - Trung: tránh được cả nguy cơ bị mua bán, sáp nhập trước làn sóng dịch chuyển của DN Trung Quốc.
Vinachi Việt Nam góp sức trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm đồ gỗ
Vinachi Việt Nam là đơn vị đi đầu cả nước trong việc cung cấp các máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ cho ngành mộc, cơ khí, xây dựng. Vinachi Việt Nam đã tìm tòi và hợp tác với nhà sản xuất lớn để làm nhà cung cấp các loại máy móc, dụng cụ công cụ làm mộc mới từ các thương hiệu nổi tiếng như: các loại mũi soi của Tideway, Muwang, máy cầm tay của Makita, Bosch, Dongcheng cùng nhiều loại máy chế biến gỗ lớn… giúp cho việc sản xuất gỗ nhanh hơn, tạo nên những sản phẩm gỗ giá trị, đa dạng mẫu mã.
S
Showroom trưng bày các loại máy chế biến gỗ của Vinachi tại cơ sở Phù Khê, Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh
Muốn cải thiện mẫu mã sản phẩm, đẩy uy tín thương hiệu của mình, người thợ mộc cần phải chọn đúng nơi cung cấp dụng cụ uy tín, chất lượng. Với các loại máy móc, thiết bị làm mộc chất lượng cao, giá thành phù hợp, cùng chế độ bảo hành uy tín, đổi trả hợp lý, Vinachi đã trở thành điểm mua sắm đồ nghề làm mộc số 1 trên cả nước, được các bác thợ mộc toàn quốc tin tưởng.