Thị trường gỗ vượt ải khó bứt tốc tăng vọt trở lại dịp cuối năm

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trên thế giới cùng tình hình dịch bệnh khó lường, ngành gỗ vẫn duy trì đà tốc độ tăng trưởng khả quan. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã biến thách thức thành cơ hội phát triển đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ tăng trưởng trở lại.

 

Lợi thế ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế

 

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 7,15 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2021. Với kết quả đạt được trong 5 tháng đầu năm 2022, khả năng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng 8% trong nửa đầu năm 2022 là hoàn toàn khả thi.

 

19faoxk73n1o24CXi1KcxIDCZYZGmF2zqEh8ttn4cYPQqNdmU-J4TfU7dedDg1BzWgTX2V-bOxke7Esu5lHcSD4YKhT7WXQI_Uqa5QSIivHKsc-ZB00V7QfY4pGz5cv178Ps4HN8M3q7CmOY9HbfbJsuVwm8Lz8_C76p9bvBTmnoLKnTAsowN_-2Gg

 

Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong tháng 5/2022, kim ngạch xuất khẩu gỗ nguyên liệu (gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ công nghiệp, dăm gỗ) đạt 0,53 tỷ USD, tăng mạnh so với tháng 5/2021; xuất khẩu đồ gỗ ước đạt 1,02 tỷ USD, giảm 8,9% so với tháng 5/2021.

 

Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp Italia (CSIL) nhận định Triển vọng thị trường gỗ năm 2022 và 2023 là thuận lợi. Phần lớn nguồn cung đồ gỗ nội thất là từ Trung Quốc, Việt Nam, Ba Lan, Đức, Italia, Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Hà Lan.

 

Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới đã hỗ trợ ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia khác.

 

Hướng đi mới của thị trường gỗ Việt Nam

 

Những con số về kết quả xuất khẩu trong tháng 5 là rất đáng mừng. Điều đáng nói là, trong 3 quý đầu năm, thị trường xuất khẩu của mặt hàng gỗ rất bền vững, uy tín. Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam.

 

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores hiện xu hướng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang tập trung vào mặt hàng có giá trị gia tăng cao như ghế khung gỗ, đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, đồ nội thất phòng ngủ... đây đều là các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

 

Trong tình hình hiện tại, mặc dù doanh nghiệp ngành gỗ còn đối mặt với nhiều khó khăn, doanh nghiệp gỗ của Việt Nam có nhiều lợi thế so các nước xuất khẩu đồ gỗ, bởi Trung Quốc không khuyến khích phát triển đồ gỗ và chi phí tăng cao. Trong khi Italia, Đức và các nước phát triển khác đang giảm sản xuất do ảnh hưởng suy thoái và chi phí tăng cao, nguồn cung gỗ bị hạn chế bởi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.

xoUN-Kj_KsCnWWAr6_U-iTgi3tYxdiKKpKQNy9NIaWNy0v_lODc9icFFcOCsrBXrinO6S37pDoUvMLxh8AkSNkSLbzXaWcz1El4PfO0F7FNGoQPhKOQjcCwSt9WCDxO4wdJnpgvMJi99fyZRGjFihZon4ZVodHEYrnJvPtWPEpo5NdoWNaeor-p0vw

 

Thời điểm này, đại dịch Covid-19 đã dần được “thanh toán” tại hầu hết các nước, các công sở, văn phòng đã mở cửa hoạt động trở lại. Vì vậy, mặt hàng có nhu cầu được mua nhiều trong những tháng tới là đồ nội thất văn phòng.

 

Phân khúc đồ nội thất văn phòng có nhiều triển vọng, tuy nhiên Việt Nam chưa chú trọng vào phân khúc này. Do đó, thời điểm này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này khai thác và đẩy mạnh xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ cũng như đồ nội gỗ thất tại các thị trường chính như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc trong thời gian tới.

 

Làng nghề gỗ Hố Nai thuộc TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai được biết đến là thủ phủ của nghề mộc truyền thống ở vùng Đông Nam Bộ. Ngoài bán sản phẩm gỗ mỹ nghệ cho khách hàng địa phương và vùng lân cận thì những năm gần đây sản phẩm gỗ của Hố Nai còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường khó tính tại châu Âu,...

 

Ông Nguyễn Văn Tâm, chủ một cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ tại Hố Nai cho biết, 6 tháng cuối năm xưởng gỗ của gia đình ông phải thuê thêm 10 công nhân thời vụ để làm hàng kịp cho vụ Tết. Chợ đồ gỗ mùa Tết cũng nhộn nhịp hơn ngày thường bởi lượng khách ra vào rất đông và hàng xuất khẩu cũng tăng mạnh không kém. Có những ngày thợ phải làm việc từ sáng sớm đến khuya cho kịp đơn hàng đi các tỉnh phục vụ bà con ăn tết và xuất khẩu.

 

Tháng 12 là hàng gỗ đi rất nhiều nên trong cả ba tháng cuối năm công việc rất vất vả, chạy đua với thời gian. Xe hàng ra vào liên tục, không khí càng nhộn nhịp, vất vả xíu nhưng vui. Tương tự, ông Nguyễn Văn An, chuyên làm đồ thờ mỹ nghệ cũng phấn khởi vì cuối năm sẽ bán được số lượng hàng lớn, bù lại những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng suốt thời gian dài. 

 

Vinachi - hệ thống phân phối máy móc, dụng cụ phụ kiện dẫn đầu trên thị trường

 

Xuất khẩu gỗ tăng dịp cuối năm kéo theo nhu cầu mua sắm công cụ, dụng cụ làm mộc tăng cao. Nắm bắt xu thế đó, Vinachi lên kế hoạch lên kệ đa dạng các loại dụng cụ, phụ kiện trang thiết bị ngành mộc chất lượng hỗ trợ đắc lực cho anh em thợ mộc.

 

rKIiCz9jUwpUosnkMkFKFM3GQialaLa3Lap84rzc3vZgxaJjs5MJuf-DVd7hbw91uRKwfFmYSQsxaT4EuGBEsCis9UvdfZbkPSnMfUjvQRoPm9BPc1BYi2VBQocRsTPCD5-H9htxnV97yAbMkQA6Rs_nokUTw6Fmc5LqxFTUv8UneFIAg3TKPaeXsg

 

Nhóm dụng cụ - công cụ là dòng sản phẩm được nhập khẩu từ các thương hiệu uy tín như Wnew, Asaki, Kobayashi,... giúp các bác thợ làm việc hiệu quả, an toàn và năng suất hơn. 

Mũi soi và dao tubi đến từ thương hiệu nổi tiếng Tideway, Muwang đa dạng mẫu mã, không bị gò bó 1 kiểu dáng.  

Vinachi nhập khẩu các dòng máy cầm tay Hot nhất hiện nay từ Makita cho các lĩnh vực chế biến gỗ, xây dựng, thiết kế nội thất... Đặc biệt sản phẩm đầy đủ phụ kiện đi kèm, bảo hành chính hãng, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng cho khách hàng.

 

Với số lượng hơn 6000 đầu sản phẩm đồ làm mộc, Vinachi tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của anh em thợ mộc. Hãy theo dõi Vinachi để luôn cập nhật các sản phẩm mới nhất mỗi ngày thông qua website chính thức duy nhất của công ty nhé: https://vinachi.vn/